Kỹ năng thích ứng – yếu tố quan trọng cho một sự nghiệp thành công

Bạn có phải là người linh hoạt và sẵn sàng học hỏi không? Bạn có chấp nhận thay đổi trong công việc theo hướng tích cực không? Bạn có muốn thử những điều mới và xử lý các quy trình công việc một cách khác đi không? Nếu có, bạn được xem là sở hữu khả năng thích ứng tốt, một trong những kỹ năng được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm nhất hiện nay.

Những người có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi thường sẽ có động lực làm việc lớn hơn, sáng tạo hơn và không dễ bỏ cuộc trước khó khăn so với những nhân viên bình thường. Kỹ năng thích ứng trở nên quan trọng hơn bởi sự phát triển của công nghệ mới, các công ty vận hành theo mô hình cũ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Chính vì thế mà các nhà lãnh đạo ngày nay thường đề cao kỹ năng thích ứng ở nhân viên của mình. Và kỹ năng này cũng là lợi thế của ứng viên trong quá trình phỏng vấn.

Kỹ năng thích ứng là gì?

Khả năng thích ứng tại nơi làm việc có nghĩa là khả năng linh hoạt và có thể thay đổi để đạt được mục tiêu. Khả năng thích ứng là một kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm khi tuyển dụng ứng viên. Nhân viên (đặc biệt là trò quản lý) thường phải giải quyết các tình huống bất thường khi không có hướng dẫn hay quy trình rõ ràng. Họ phải học cách dựa vào phán đoán của chính mình (thêm một chút sự tự tin) để đưa ra những quyết định trong thời khắc khó khăn.

Nếu bạn cảm thấy mình là người có khả năng học hỏi tốt, đó là biểu hiện của kỹ năng thích ứng. Bạn hãy nuôi dưỡng kỹ năng của mình bằng cách học hỏi những điều mới mẻ và thử thách khả năng giải quyết vấn đề của mình trong các tình huống khác nhau.

Các loại kỹ năng thích ứng

Là một loại kỹ năng mềm, kỹ năng thích ứng đòi hỏi một số kỹ thuật khác để có thể áp dụng thành công vào thực tế. Ví dụ, bạn cần phải có khả năng học hỏi nhanh và ứng dụng kiến thức vào thực tế. Ngoài ra, bạn cũng cần khả năng nhớ lại những gì bạn đã tiếp thu, để từ đó đưa đánh giá và quyết định phù hợp.

Sau đây là các dạng kỹ năng thích ứng

Học hỏi

Những người có kỹ năng thích ứng không bao giờ nản lòng trước thất bại—họ sẵn sàng đón nhận cả sự thay đổi tích cực và tiêu cực. Đối với họ, thất bại chỉ là một phần của quá trình học hỏi. Những nhà quản lý giỏi luôn học hỏi và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, miễn là điều đó đồng nghĩa việc bạn có thể phát triển bản thân và nghề nghiệp. Các kỹ thuật bạn cần rèn luyện để phát triển khả năng học hỏi gồm:

  • Khả năng hợp tác
  • Tư duy phản biện
  • Khả năng nghiên cứu
  • Tự cải tiến liên tục
  • Chú ý đến các chi tiết
  • Quan sát
  • Hồi tưởng

Kiên trì

Những người thích nghi tốt hiếm khi cảm thấy áp lực đến mức từ bỏ. Mọi thử thách đối với họ đều thú vị và họ luôn tận tâm với công việc, đồng nghĩa với việc họ sẽ có khả năng vượt qua những tình huống khó khăn tốt hơn người khác. Tương tự, họ cũng có thể giữ thái độ tích cực và động viên các thành viên khác trong nhóm trong các thời điểm khó. Các kỹ năng tiêu biểu cho tính kiên trì bao gồm:

  • Khả năng phục hồi tâm lý
  • Suy nghĩ tích cực
  • Khả năng chịu đựng căng thẳng
  • Duy trì động lực
  • Quản lý ky vọng

Giải quyết vấn đề

Mục tiêu rõ ràng nhưng con đường đạt được thì luôn khó khăn hơn. Đặc biệt với các mô hình kinh doanh “truyền thống” thì việc xuất hiện nhiều biến số là điều không tránh khỏi. Đó là nơi khả năng thích ứng là một “tài sản” thực sự. Một người có khả năng thích ứng sẽ tìm được các giải pháp hay kỹ thuật mới mà đồng nghiệp của họ chưa xem xét tới. Một người như vậy thường sẽ “tháo vát” và biểu hiện những kỹ năng sau:

  • Nhìn ra quy tắc trong các sự kiện ngẫu nhiên
  • Sáng tạo
  • Đổi mới
  • Giải quyết vấn đề
  • Lập ngân sách
  • Đưa ra sáng kiến

Tò mò

Người thích nghi tốt thường bị “quyến rũ” bởi những thứ mới lạ khiến họ tò mò. Những người này thích việc tìm hiểu, điều tra các sự việc mới lạ, đặt ra các câu hỏi mang tính xây dựng và đưa ra các ý tưởng mới mẻ. Tính tò mò thường được biểu hiện ở:

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*