Trạng thái rust out ám chỉ việc phải làm công việc không đem lại cảm hứng, khiến nhân viên cảm thấy chán nản, mất hứng thú, và trở nên thờ ơ.
Burnout hay trạng thái kiệt sức là nguồn gốc của mọi sự chán nản, bất hạnh và bất mãn trong công việc. Chúng ta bị burnout vì mất cả ngày bên bàn làm việc. “Burnout” giờ đã phủ lên nhiều vấn đề của đời sống từ sau đại dịch, khi mà viễn cảnh ngày càng trở nên tăm tối với khía cạnh tài chính cũng như việc làm.
Nhưng giai đoạn tới đây có thể còn khó khăn hơn với trạng thái Rust out. Được nhắc đến như là người họ hàng kém tiếng của Burnout, nguồn gốc của hiện tượng này tới từ sự kém hài lòng trong công việc. Trong khi burnout tới từ việc phải làm quá nhiều, dẫn tới chán nản, Rust out thì gần như trái ngược.
Rust out ám chỉ việc phải làm công việc không đem lại cảm hứng, khiến nhân viên cảm thấy chán nản, mất hứng thú, và trở nên thờ ơ. Sự đơn điệu của công việc có thể dẫn tới chán nản. Đi cùng việc không được thúc đẩy hoặc gợi khen từ lãnh đạo, nó có thể đưa người ta vào hố đen ngày một lún sâu.
Teena Clouston, tác giả sách Challenging Stress, Burnout And Rust-Out (Thách thức Stress, Burnout, và Rust-out), từng nói với Cosmopolitan: “Rust out lớn hơn buồn chán đơn thuần rất nhiều. Nó là khi mọi người không thấy họ đang làm việc gì đó ý nghĩa hay không được công nhận. Họ thường cảm thấy như bị “tắc”, như thể nếu không còn gì cho họ phát triển, và nó có thể là một vấn đề khó hơn nhiều burnout.”
Hiện tượng này thì lại không phải hiếm; nhà tâm lý học nghề nghiệp, tiến sỹ Sandi Mann tìm ra rằng 1 phần 3 nhân viên người Anh nghĩ rằng công việc của họ là buồn chán. Tác giả Daniel Pink thì đưa ra gợi ý về những cột trụ quan trọng nhất cho hạnh phúc nơi công sở là sự tự trị, thực hành chuyên môn, và có mục đích. Đối với những nhân viên bắt đầu ngày làm việc với những nhiệm vụ nhỏ, ít thách thức và thói quen làm việc lặp lại nhàm chán, việc hoàn toàn cống hiến cho công việc có vẻ khó. Rust out không phải một triệu chứng của công việc, mà là cách một người được giao nhiệm vụ trong công việc đó.
Vào tháng 5 vừa qua, thế hệ Gen Z nước Úc bị mỉa mai trong một diễn đàn về chính sách vì đòi phải được tuyên dương, khen gợi 3 lần mỗi tuần (Một nghiên cứu thực sự đã tìm ra rằng Gen Z và thế hệ trẻ hơn muốn được công nhận “ít nhất một vài lần mỗi tháng”). Dù bạn có ủng hộ thống kê ấy hay thờ ơ với nó, chủ đề xoay quanh mối quan hệ sếp-nhân viên là quan trọng.
Những người làm việc full-time đang dành ra 40 giờ mỗi tuần trên văn phòng. Chúng ta gặp đồng nghiệp nhiều hơn bạn bè. Việc mong muốn có nhiều vui thú và thay đổi trong công việc chẳng phải một yêu cầu quá đáng. Thay vì rust-out để đưa sự nghiệp của mình rẽ vào lối cụt, nó có thể trở thành một nhân tố thúc đẩy chúng ta.
Trừ khi bạn hài lòng với một công việc lặp lại hoặc sếp chỉ đâu làm đó, sự rust-out có thể giúp bạn nhìn nhận lại mục tiêu sự nghiệp. Hãy cố gắng nhìn nhận cho ra bạn muốn điều gì đem lại nhiều cảm hứng hơn để giúp bạn tìm ra bước đi tiếp theo cho sự nghiệp.
Leah Lambert, một chuyên gia phát triển sự nghiệp từ Relaunch Me, từng nói với Fashion Journal về sức mạnh của Career Experiments hay thử nghiệm nghề nghiệp. Sự hiểu biết sơ qua về nhiều hoạt động bên lề công việc (như các khóa học online, Workshops, hay làm tình nguyện) có thể giúp bạn tìm ra bạn đang có định hướng ra sao, hay cũng có thể nói, bạn đang không hứng thú với điều gì. “Tự đem mình ra để thử nghiệm là những gì sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ ràng hơn về những gì bạn hứng thú,” Leah nói.
Và trong khi giấc mơ về một công việc hoàn hảo có thể đổ bể, cũng không có nghĩa một công việc đầy hứa hẹn không tồn tại. Thêm nữa, cũng chỉ tốn có chút giấm trắng và chút sức để kỳ cọ thì sẽ loại bỏ được gỉ sét (Rust) thôi mà!
Bài viết phía trên được dịch và biên tập lại bởi Synnex FPT, đừng quên theo dõi SynnexFPT.com để nhận được những tin hướng nghiệp có ích nhé!