Top 15 kỹ năng chuyển đổi các công ty tìm kiếm trong năm 2023

Dù bạn đã từng trải qua nhiều năm trong cùng một lĩnh vực hoặc từng đổi nghề nhiều lần, bạn cũng đã tiếp tục phát triển và bổ sung vào bộ kỹ năng của mình. Một số kỹ năng dành riêng cho công việc cụ thể như khả năng thông thạo một nền tảng hoặc sử dụng công cụ nào đó – được gọi là kỹ năng chuyên môn. Mặt khác thì kỹ năng lãnh đạo, tư duy phản biện, khả năng thích ứng,… gọi là kỹ năng chuyển đổi.

Địa dịch đã thay đổi thị trường việc làm theo nhiều cách khác nhau, một số là tạm thời trong khi có những thứ đã thay đổi vĩnh viễn. Nếu bạn đang có suy nghĩ nhảy sang một lĩnh vực khác, các kỹ năng chuyển đổi sẽ là công cụ tốt để bạn tìm được một công việc mới.

Có rất nhiều kỹ năng chuyển đổi và bản thân mọi người lao động cũng ít nhiều sở hữu những khả năng này. Tuy nhiên, có một số kỹ năng lại được “săn đón” hơn những kỹ năng khác. Bạn tất nhiên không thể sở hữu tất cả nhưng bạn nên biết để bổ sung vào CV của mình những kỹ năng được xem là “hot”.

Kỹ năng chuyển đổi là gì?

Kỹ năng chuyển đổi là tên gọi của những kỹ năng mà bạn có thể sử dụng trong mọi công việc và lĩnh vực khác nhau. Một số kỹ năng chuyển đổi thuộc kỹ năng cứng như: phân tích dữ liệu, kỹ năng ở một số phần mềm thông dụng,… Tuy nhiên khi nhắc đến kỹ năng chuyển đổi ta thường nghĩ đến kỹ năng mềm nhiều hơn.

Hãy nghĩ về kỹ năng chuyển đổi như một công cụ hữu ích giúp CV của bạn nổi bật hơn. Đây là những kỹ năng mà bạn sẽ có được sau mỗi trải nghiệm làm việc của bạn bao gồm việc làm tại công ty hay cả những hoạt động tình nguyện, thực tập, freelance,… Chúng là những kỹ năng mà bạn có thể sử dụng ở bất kỳ môi trường chuyên nghiệp nào.

15 kỹ năng chuyển đổi được đánh giá cao nhất

Tất cả các kỹ năng chuyển đổi đều được đánh giá cao. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng tìm kiếm một số kỹ năng, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, nhiều hơn những kỹ năng khác. Đây là những kỹ năng mà bạn sẽ sử dụng trong bất kỳ công việc nào và có thể biến bạn trở thành một nhân viên “đáng giá”.

Những kỹ năng chuyển nhượng cũng được các nhà quản lý đánh giá rất cao vì họ biết họ sẽ không cần lo lắng về việc phải đào tạo cho bạn về những điều đó. Bạn có thể nhanh chóng hoà nhập và đóng góp cho tập thể khi sở hữu những kỹ năng chuyển đổi này.

1. Giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn xác định rằng có vấn đề mà còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và tìm giải pháp. Người sử dụng lao động đánh giá cao khi một nhân viên xác định được những “nút thắt cổ chai” hoặc sự thiếu hiệu quả trong một quy trình hoặc thủ tục. Tuy nhiên, họ càng đánh giá cao hơn khi nhân viên đưa ra được giải pháp cho những vấn đề đó.

2. Lập luận và phân tích

Theo một cách nào đó thì đây là một phần của kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn xử lý vấn đề lớn bằng cách chia nhỏ nó ra và tìm giải pháp cho chúng. Nói cách khác, nhà tuyển dụng muốn nhân viên có thể tìm ra giải pháp hợp lý cho các vấn đề của công ty.

3. Tư duy phản biện

Tương tự như trên thì tư duy phản biện cũng giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả bằng việc suy nghĩ linh hoạt và khách quan. Bên cạnh đó bạn cũng có góc nhìn đa dạng giúp tăng cường sự hợp tác và tránh xung đột. Tư duy phản biện còn giúp nhân viên sáng tạo hơn, tạo ra các ý tưởng và giải pháp mới.

4. Lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là khả năng giám sát và quản lý nhóm của bạn. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm khả năng dẫn đầu một dự án, khiến một nhóm làm theo và hoàn thành các mục tiêu chung mà bạn đặt ra. Riêng việc lãnh đạo cũng đã bao gồm nhiều kỹ năng chuyển đổi khác như giao tiếp, giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan hệ.

5. Khả năng thích ứng

Bất kỳ khi nào bạn chuyển vị trí hoặc chuyển công ty, bạn đều cần điều chinh thời khoá biểu, quy trình làm việc và thậm chí là học cách tiếp cận công việc mới. Tong trường hợp này, bạ cần kỹ năng thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. Việc thay đổi là đều luôn xảy ra trong kinh doah, cho dù bạn là nhân viên hay nhà quản lý, thậm chó là lãnh dạo thì việc chứng minh mình có khả năng thích ứng tốt sẽ cho người khác thấy tiềm năng của bạn.

6. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm có nghĩa hợp tác với các thành viên khác để cùng nhau giải quyết các vấn đề và hoàn thành mục tiêu chung. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm còn giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tích cực  và tập trung, giúp nâng cao sự sáng tạo và tương tác giữa các nhân viên.

7. Giao tiếp

Một kỹ năng chuyển đổi có thể hữu ích trong bất kỳ môi trường nào, bạn gần như sẽ phải luôn giao tiếp trong hầu hết mọi công việc. Kỹ năng giao tiếp của bạn là khả năng chia sẻ ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng và súc tích, không gây ra sự hiểu lầm. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả để những người nói chuyện với bạn sẽ hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải.

8. Viết

Tất nhiên, bạn không cần có khả năng viết của một nhà văn hay một copywriter chuyên nghiệp. Nhưng trong thời đại làm việc từ xa này, bạn cần phải trao đổi thông tin rất nhiều và giao tiếp bằng văn bản là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp hiện đại ngày nay, kỹ năng viết trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ứng viên. Nhân viên có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản tốt sẽ có thể truyền tải thông tin rõ ràng, trực quan.

9. Lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe, cụ thể là kỹ năng lắng nghe tích cực , là những kỹ năng chuyển đổi mà bạn không thể bỏ qua, đặc biệt nếu bạn đang ở cấp quản lý. Để giải quyết vấn đề cho khách hàng hoặc giải quyết xung đột trong nhóm, bạn phải có khả năng lắng nghe và hiểu những gì đối phương đang nói. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ khó khăn trong việc thấu hiểu những gì đối phương đang cố gắng truyền đạt.

10. Sáng tạo

Sự sáng tạo không phải lúc nào cũng liên quan đến kỹ năng hội họa, thiết kế hay âm nhạc (trừ khi nó liên quan đến công việc của bạn). Sáng tạo là về cách bạn tiếp cận nhiệm vụ và giải quyết vấn đề. Bạn có phải là một người có những suy nghĩ vượt khuôn khổ? Bạn có khả năng sử dụng các công nghệ mới không? Những người sáng tạo luôn tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề mà họ gặp phải. Họ sử dụng những kỹ năng này để giúp những người xung quanh của họ nhìn mọi thứ khác đi và giải quyết vấn đề theo những cách mới.

11. Chú ý đến từng chi tiết

Bạn chú ý đến mọi thứ, bạn xem qua các dự án với chiếc lược “soi kỹ” để đảm bảo rằng mọi thứ đều chính xác và không có vấn đề gì—dù nhỏ đến đâu—bị bỏ qua. Người có kỹ năng này giúp công ty có thể tin tưởng vào việc bạn làm, đồng thời giao cho bạn nhiệm vụ kiểm tra và sửa lỗi cho các đầu việc quan trọng. Kỹ năng này cũng đồng nghĩa với sự tin tưởng rằng bạn luôn có lý do rõ ràng đằng sau mọi quyết định.

12. Quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án giúp bạn quản lý các nhiệm vụ từ đầu đến cuối. Bạn đảm bảo mọi thứ luôn đúng lịch trình và đưa ra các điều chỉnh khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Các công ty cần những người không chỉ có thể lên kế hoạch hay xem xét kế hoạch mà còn có thể hình dung những gì sẽ xảy ra trong một dự án từ đầu đến cuối. Kỹ năng chuyển đổi này giúp đảm bảo các thời hạn (deadline) và các dự án sẽ hoàn thành một cách trọn vẹn.

13. Xây dựng mối quan hệ

Các mối quan hệ thường là “khung xương” của bất kỳ công ty nào. Không có mối quan hệ tốt giữa các phòng ban hoặc với khách hàng, sẽ không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào xảy ra! Những người xây dựng mối quan hệ và quản lý xung đột hoặc thống nhất các mục tiêu khác nhau giữa các phòng ban sẽ giúp các bên đi đến giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp.

14. Kỹ năng máy tính

Bạn có thể không phải là một “phù thủy công nghệ”, nhưng bạn nên biết cách sử dụng những chương trình, phần mềm mà các doanh nghiệp sử dụng ngày nay. Ví dụ: Word, Excel, Outlook,… Điều đó có nghĩa là các nhà tuyển dụng hay quản lý biết được rằng sẽ không mất thời gian để đào tạo cho bạn những thứ đó.

15. Quản lý

Quản lý không chỉ là giao nhiệm vụ. Nó cũng đảm bảo mọi người hoàn thành công việc và giúp họ vượt qua các khó khăn mà họ có thể gặp phải. Kỹ năng quản lý cho phép bạn đảm bảo rằng mỗi người trong nhóm ở đúng nơi và hoàn thành đúng nhiệm vụ, một cách hiệu quả. Không nhất thiết phải làm ở vị trí quản lý mới cần kỹ năng này. Sẽ có những lúc bạn cần làm việc nhóm (teamwork) với những người khác để hoàn thành một dự án nào đó mà bạn được chọn là người dẫn dắt, kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn kết nối và phân vai hợp lý.

Tại sao các công ty hiện nay luôn tìm kiếm nhân viên có kỹ năng chuyển đổi?

Người sử dụng lao động hiện nay tìm kiếm những ứng viên có nhiều kỹ năng chuyển đổi để bổ sung vào đội ngũ nhân viên của họ vì lý do chung là vì các nhân viên đó có thể xử lý các biến số và các vấn đề nằm ngoài mô tả công việc.

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*