“Tài năng đểu” và 6 dấu hiệu khác cho biết đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với một ứng viên.

Tuyển dụng giống như hẹn hò vậy, chúng ta cần biết khi nào nên tiến lên và khi nào nên dừng lại.

Bạn có thể dành hàng giờ để trao đổi với một một ứng cử viên tiềm năng, tạo ra mối quan hệ và hướng dẫn cách để vượt qua vòng phỏng vấn. Trong trường hợp tốt nhất, đó là một sự kết hợp hoàn hảo và ứng viên chấp nhận công việc. Nhưng trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn phải kết thúc mối quan hệ và “bước tiếp”. Nhưng làm thế nào để bạn nhận ra đó là lúc nào?

Để có một cái nhìn sâu sắc hơn, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện với hai chuyên gia tuyển dụng. Nwamaka Ofodu, một nhà tuyển dụng tại Lyra Health, một người luôn luôn tìm kiếm tài năng cho Trung tâm lâm sàng của Lyra. Người còn lại là Tom Mutaffis, một nhà tuyển dụng cấp cao tại LinkedIn, người tập trung vào việc tìm ra ứng cử viên sáng giá.

“Có rất nhiều cách để kiểm chứng điều này” Tom nói thêm rằng anh ấy đã loại bỏ khoảng 50% ứng viên ngay trong cuộc gặp mặt đầu tiên khi anh ấy và ứng viên cùng cho rằng công việc này không phù hợp.

Nhưng có những thời điểm khác, những dấu hiệu để kết thúc “mối quan hệ” có thể không quá rõ ràng. Ở đây, Nwamaka và Tom đã chia sẻ sau dấu hiệu để biết rằng có nên tiếp tục với một ứng cử viên.

1. Nếu quá trình phỏng vấn quá phức tạp và diễn ra quá lâu

Nwamaka và Tom đều đồng ý rằng lý do lớn nhất để nhận rằng cần “dứt” với một ứng viên khi quá trình ứng cử diễn ra quá lâu. “Nếu như đã trao đổi quá nhiều những ứng viên vẫn không thể đưa ra câu trả lời, đó là dấu hiệu bạn cần phải dừng lại”, Nwamaka nói. Vì khi ứng viên chưa có câu trả lời, sẽ có một vị trí còn trống, và nhiệm vụ của là để lấp đầy khoảng trống ấy.

Phải thừa nhận rằng sẽ khó từ chối hơn nếu bạn bước đến cuộc phỏng vấn cuối cùng hoặc bạn đã đưa ra lời đề nghị. Nhưng Tom nói rằng cũng chẳng ích gì khi kéo dài quá trình, đặc biệt là sau khi bạn đã đưa ra ứng viên quá nhiều thời gian để cân nhắc các đề nghị khác. Tom nói: “Có một câu nói trong việc tuyển dụng rằng ‘thời gian giết chết các cơ hội’. Những thứ đòi hỏi quá nhiều thời gian thường có xu hướng đổ vỡ.”

2. Khi ứng viên đòi hỏi vị trí quá cao, nhưng lại không đủ năng lực.

Một trong những lý do chính mà đã khiến Tom từ chối nhiều ứng viên là khi họ đòi hỏi vị trí quá cao. Tom đã từng thuê rất nhiều kỹ sư phần mềm từ nhiều trình độ khác nhau. Đôi khi, anh ấy chọn ra được một ứng viên cho vị trí kỹ sư phần mềm, nhưng khi trả lời, họ sẽ nói, “Tôi muốn trở thành một kỹ sư phần mềm cấp cao”.

“Sau đó, chúng tôi hoàn thành toàn bộ quá trình phỏng vấn và chúng tôi xác định rằng họ không thể làm kỹ sư phần mềm cấp cao,” Tom nói. “Chúng tôi vẫn muốn thuê họ, chỉ ở vị trí thấp hơn.” Đôi khi điều đó có hiệu quả, đặc biệt nếu ứng viên mong muốn được gia nhập công ty. Nhưng nếu không, Tom chỉ nói “Thật tiếc, chúng tôi không thể đáp ứng được.”

3. Khi ứng viên có quá nhiều lời mời và sự lựa chọn

Một dấu hiệu cảnh báo chung cho tôi là khi một ứng cử viên có hàng loạt các lời mời khác nhau và tốt hơn,” Nwamaka nói. Cô cho rằng khi một ứng cử viên đang cân nhắc nhiều lời đề nghị khác nhau, đó có thể là dấu hiệu họ chỉ đang thử sức và không thật sự nghiêm túc khi phỏng vấn. Họ cũng có thể sử dụng các lời đề nghị ấy để đẩy nhanh quá trình phỏng vấn. Và tôi không thích điều ấy” Nwamaka nói. “Tôi không thích khi cuộc phỏng vấn chỉ như là một thủ tục.”

Nhưng đôi khi những ứng viên có những lời đề nghị tốt hơn mà chúng tôi đua ra. Tom nói ông ấy đã làm việc với một ứng viên gần đây khi họ được đề nghị với một vị trí cao hơn tại một công ty khác. Điều này sẽ cho phép ứng viên đó làm việc ở một chức vụ mà có lẽ họ phải mất từ hai đến ba năm để đạt được tại LinkedIn. Vì vậy, Tom hay khuyến khích những ứng viên nên chấp nhận lời đề nghị đó.

4. Nếu ứng viên không trả lời email hoặc các cuộc gọi hoặc chậm trễ trong việc này

Cả Tom và Nwamaka đều nói rằng ở cấp độ mà họ đang tuyển dụng, họ không gặp nhiều các trường hợp “ứng viên ma”. Nhưng Nwamaka tin rằng mặc dù bận rộn, khi ai đó thực sự muốn có được công việc, họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để phản hồi, vì vậy cô ấy không đuổi theo các ứng viên.

Đối với Tom, thời gian phản hồi chậm không nhất thiết là một dấu hiệu xấu. Mặc dù đó thường là một dấu hiệu cho thấy ứng viên không hào hứng với một cơ hội, nhưng anh ấy nói, “điều đó cũng có thể có nghĩa là họ thực sự bận rộn”.

5. Nếu ứng viên là một “tài năng đểu”

Tất cả chúng ta đều biết khi: Ứng viên có nguồn gốc, kinh nghiệm làm việc xuất sắc và tất cả các kỹ năng cần thiết để hoàn thành vai trò. Nhưng họ cũng là một người thô bỉ, có thái độ thù địch hoặc rất khó để làm việc cùng. Nếu nói nặng hơn thì họ là một người không ra gì.

Nwamaka đã gặp phải điều đó trong đợt tuyển dụng của mình. Cô ấy nói mặc dù cô ấy cảm thấy rằng một ứng viên tài năng nhưng thiếu các kỹ năng mềm cần thiết, cô ấy thường vẫn sẽ tiếp tục cuộc phỏng vấn. Sau đó Nwamaka nghĩ, “người này thật tốt, tôi cần phải cân nhắc lại.” Và lúc đó, cô đã thực hiện thêm một cuộc phỏng vấn nhóm với ứng viên này. Sau đó thì “Khi tôi nhận được nhiều cách trả lời khác nhau cho cùng một quan điểm. Đó là dấu hiệu cho tôi biết rằng người này sẽ không phù hợp – tôi để họ đi.”

Nghiên cứu của LinkedIn cũng ủng hộ chiến thuật này. Theo báo cáo Global Talent Trends 2019, 89% chuyên gia cho biết khi tuyển dụng mới không thành công, đó thường là do họ thiếu các kỹ năng mềm quan trọng.

6. Nếu bạn không thể đồng ý về địa điểm làm việc

Khi nhiều nhà tuyển dụng đang kêu gọi trở lại văn phòng, ngày càng nhiều nhân viên sẽ phải lên công ty. Nhưng đây có thể là một điểm mấu chốt trong quá trình tuyển dụng. Tom nói rằng anh ấy đã trò chuyện với các ứng viên mà anh ấy đã nói trước với họ, “ Công việc này nằm tại Sunnyvale, California. Như vậy có ổn với anh không?”

Sau khi ứng viên đồng ý, Tom sẽ bắt đầu chọn lọc và mời vào những vòng phỏng vấn đầu tiên, nhưng đã có lúc, khi anh Tom đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cuối cùng, ứng viên hỏi, “Chà, nếu tôi không muốn đến cônng ty thì sao? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến mức lương như thế nào? ” Trong một số trường hợp, Tom sẽ quay lại với nhóm của mình để hỏi xem liệu công việc từ xa có thể đáp ứng được không. Nhưng anh ấy thường phải nói với ứng viên, “công việc này sẽ không phù hợp với việc làm từ xa.” Tuy nhiên, đôi khi Tom vẫn tìm thấy các công việc khác phù hợp để làm từ xa, cùng với mức lương mà ứng viên mong muốn.

Những lời cuối cùng

Mặc dù vậy, vẫn không có một cách cụ thể nào để có thể nhận định rằng có nên gắn bó với một ứng cử viên hay không. Để tìm ra điều này đòi hỏi rất nhiều các dữ liệu, một tầm nhìn xa và một trực giác nhạy bén.

“Nó có thể được so sánh với việc hẹn hò,” Tom nói, “Không ai muốn chia tay với những người mà họ gặp cả, nhưng cũng không ai muốn ở trong một mối quan hệ tệ hại.”

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*