So sánh màn hình QLED và OLED, đâu là lựa chọn tốt hơn?

Mùa mua sắm đã đến, dù bạn đang cần tìm một chiếc Tivi để “ăn Tết xập xình” hay cần một chiếc màn hình mới cho dàn PC ngon nghẻ thì đây chắc chắn là lúc vì bên cạnh việc các thương hiệu đang bắt đầu xả kho thì các đại lý bàn hàng cũng đã “rục rịch” cho các chương trình ưu đãi cho mùa giáng sinh, năm mới.

Màn hình OLED hay QLED tốt hơn? Nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhầm lẫn vì tên gọi và cả cách viết của 2 công nghệ màn hình này cũng rất giống nhau. Tuy nhiên, công nghệ và chất lượng của chúng lại hoàn toàn không giống nhau tí nào. Dù 2 công nghệ này đã có từ rất lâu nhưng những tranh cãi xung quanh chúng vẫn luôn tồn tại về việc, cái nào tốt hơn?

Chỉ khác nhau một chữ cái nhưng việc lựa chọn QLED hay OLED thực sự là một vấn đề bạn cần biết để đưa ra quyết định chính xác đấy!

Tóm tắt nhanh về công nghệ

  • OLED là viết tắt của “Organic Light-Emitting D” (tạm dịch là: đi-ốt phát sáng hữu cơ)
  • QLED (theo Samsung) là viết tắt của “Quantum dot LED
  • OLED là màn hình sử dụng công nghệ mới và khác biệt hoàn toàn so với LCD/LED – dòng TV phổ biến nhất hiện nay
  • QLED là một biến thể của LCD/LED – được bổ sung thêm một tấm film chấm lượng tử vào cấu trúc thông thường của LCD/LED
  • OLED “tự phát sáng” với các điểm ảnh có khả năng phát ra ánh sáng của riêng chúng.
  • QLED giống như LCD thông thường khi “dẫn truyền ánh sáng” dựa vào đèn nền LED.

Màn hình QLED chỉ là màn hình LCD có Chấm Lượng Tử

Điểm nổi bật lớn nhất của QLED là nó “gần gũi” với màn hình LCD thông thường hơn. Các chấm lượng tử là các phân tử cực nhỏ, khi có ánh sáng chiếu vào nó sẽ phát ra ánh sáng có màu khác nhau. Trong TV QLED, các chấm lượng tử chứa một tấm phim và khi ánh sáng được cung cấp mới đèn LED nền đi qua, các chấm lượng tử sẽ tạm ra màu sắc của riêng chúng. Đó là lý do QLED được gọi là màn hình “dẫn truyền ánh sáng”.

Màn hình OLED hoàn toàn không phải là LCD

LCD là công nghệ đã thống trị màn hình phẳng đã có từ rất lâu. Nó có giá rẻ hơn OLED cùng kích thước lớn hơn nhiều. OLED thì khác, nó không dùng đèn nền LED để tạo ra hình ảnh. Thay vào đó, ánh sáng được tạo ra bởi hàng triệu điểm sáng con riêng lẻ. Bản thân các chấm nhỏ này sẽ kết hợp tạo thành hình ảnh lớn hơn. Sự khác biệt đó đã dẫn đến chất lượng hình ảnh của OLED được đánh giá là khá vượt trội so với QLED (ít nhất là ở thời điểm hiện tại).

Chất lượng hình ảnh QLED và OLED có thực sự khác biệt?

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta hãy so sánh những khía cạnh riêng biệt của 2 công nghệ màn hình này

Màn hình QLED có phân khúc chất lượng đa dạng hơn OLED

Nói một cách dễ hiểu hơn là những màn hình QLED với mức giá khác nhau mang lại chất lượng hình ảnh khác nhau rõ rệt. Trong khi màn hình OLED lại không có sự khác biệt quá nhiều giữa các mức giá khác nhau.

Các dòng màn hình QLED cao cấp hoạt động tốt hơn rất nhiều so với dòng giá rẻ. Điều đó chủ yếu đến từ cải tiến về chất lượng hình ảnh toàn cục của QLED. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt về chất lượng giữa các dòng màn hình QLED với phân khúc giá khác nhau.

Trong khi đó, hầu hết các màn hình OLED đều có chất lượng hình ảnh tương đương nhau – và đều đạt 10/10 điểm về chất lượng. Tuy nhiên nó cũng mở ra một vấn đề là chúng ta có thực sự cần nâng cấp lên một chiếc màn hình OLED mới khi nó không thực sự quá khác biệt?

Mức độ tương phản và độ sâu của màu đen

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng hình ảnh đó là độ tương phản và chất lượng của màu đen.

Về màn hình OLED thì chúng có thể tắt hoàn toàn các điểm sáng màu đen để cho ra độ sâu gần như “vô hạn”. Trong khi đó, ở các phần sáng OLED có thể đưa độ sáng lên rất cao, từ đó tạo ra độ tương phản ở mức cao nhất.

Màn hình QLED - so sánh độ tương phản

Màn hình QLED. Ảnh: VnExpress

Màn hình OLED - so sánh độ tương phản

Màn hình OLED. Ảnh: VnExpress

So sánh độ sâu màu đen của màn hình OLED và QLED

So sánh độ sâu màu đen của màn hình OLED và QLED. Ảnh: VnExpress

QLED thì sao? Gần đây màn hình QLED của SamSung đã được nâng cấp độ tương phản cũng như độ sáng lên cao để tạo ra độ sâu cho màu đen cũng như độ sáng cho màu trắng. Tuy nhiên thì việc độ sáng lên đến 1,500-2000 nits của QLED chỉ thực sự hữu ích khi sử dụng ngoài trời (biển quảng cáo, tivi chiếu ngoài trời,…) còn khi ở trong nhà thì nó có chút không tốt cho thị lực mà đặc biệt là trẻ em.

Độ sáng

Như đã nói ở trên, màn hình QLED có độ sáng vượt trội so với OLED, đây là một lợi thế khi sử dụng ở trong điều kiện ánh sáng cao như ngoài trời, phòng sáng,… và khi chiếu nội dung HDR. Tuy nhiên ở mức người dùng bình thường thì độ sáng của OLED có vẻ cũng đã đủ.

Màu sắc

Nhìn bằng mắt thường, OLED cho màu sắc rực, sống động hơn. Thể hiện màu vàng và đỏ chính xác với ảnh gốc, nhưng màu trắng bị ngả xanh. Trong khi đó, ở QLED, màu xanh lá và màu trắng đúng hơn. Chế độ hình ảnh “tiêu chuẩn” ở TV QLED thiên về tông màu ấm, tương đồng với chế độ “phim” ở đối thủ OLED nhưng bị ám vàng nhiều.

Màn hình QLED

Màn hình QLED. Ảnh: VnExpress

Màn hình OLED

Màn hình OLED. Ảnh: VnExpress

Góc nhìn

Với màn hình dựa trên công nghệ LCD thì QLED sẽ có góc nhìn không rộng bằng OLED. Ngay cả với những màn hình QLED tốt nhất thì màu sắc và độ tương phản cũng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều khi đổi góc nhìn sang 2 bên.

Màn hình OLED lại cho màu sắc đẹp gần như ở mọi góc độ khác nhau.

Bên trái là màn hình QLED / Bên phải là màn hình OLED

Bên trái là màn hình QLED / Bên phải là màn hình OLED Ảnh: VnExpress

Bên trái là màn hình QLED / Bên phải là màn hình OLED

Bên trái là màn hình QLED / Bên phải là màn hình OLED Ảnh: VnExpress

Thời gian phản hồi

Đây là một yếu tố được các anh em chơi game hoặc xem thể thao cực kỳ quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cảnh chuyển động nhanh và độ mượt của hình ảnh. Ở khía cạnh này thì OLED vẫn là thê hệ màn hình có tốc độ phản hồi nhanh hơn, gần như loại bỏ hiện tượng mờ ảnh. Tuy nhiên, QLED cũng đã được các nhà sản xuất cải thiện thời gian phản hồi đáng kể, tính từ ngày ra mắt.

Màn hình OLED cho thời gian phản hồi tốt hơn.

Màn hình OLED cho thời gian phản hồi tốt hơn. Ảnh: latpanelshd

Thiết kế

QLED lấy thiết kế màn hình công và tối giản làm “vũ khí”. Trong khi OLED với lợi thế là các điểm ảnh tự phát sáng được, không cần hệ thống đèn LED nền nên màn hình OLED thường đạt được độ mỏng đến mức “khó tin”. Có những chiếc màn hình OLED chỉ dày có 2.57mm và nó mỏng hơn cả chiếc smartphone mỏng nhất hiện tại.

Độ phân giải

Hầu hết QLEDOLED đều có cùng độ phân giải. Dù là 4K hay 8K thì cả OLED lẫn QLED đều có thể đạt được. Về màu sắc thực tế cũng không có sự khác biệt quá rõ rệt ở thời điểm hiện tại.

Tại sao QLED vẫn là một “đối thủ” của OLED

Như mọi người đã thấy thì nếu xét thực tế chất lượng, QLED có vẻ “lép vế” hơn OLED. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy sự khác biệt về chất lượng cũng không quá lớn (theo mình đánh giá là 8 so với 10). Nhưng điểm khiến QLED có thể “ăn điểm” chính là phổ giá rộng và sở hữu rất nhiều kích cỡ màn hình khác nhau để chúng ta lựa chọn.

Trong khi đó OLED có ít sự lựa chọn hơn và đồng thời cũng mắc hơn so với màn hình QLED.

Ngoài ra thì một yếu tố nữa khiến vẫn có nhiều người chọn QLED chính là độ bền. Màn hình OLED tỏ ra khá dễ hỏng, đặc biệt là khi bị va đập hơn so với QLED. Có thể chính vì giá thành rẻ hơn và bền hơn là lý do chính QLED vẫn rất được ưa chuộng trên thị trường màn hình.

Bảng tổng hợp so sánh màn hình OLED và QLED

Bảng tổng hợp so sánh màn hình OLED và QLED

Kết lại

Đúc kết lại, nếu bạn là người thích sự bền bỉ và chỉ sử dụng màn hình để giải trí thông thường, làm việc, xem phim,… thì QLED là một lựa chọn “mềm” và ổn định hơn.

Còn nếu bạn đang làm việc trong các ngành liên quan đến màu sắc như thiết kế, dựng phim hay đơn giản bạn là người “nhạy cảm” với màu sắc và thích tận hưởng chất lượng hình ảnh đỉnh cao thì OLED là dành cho bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ bảo quản cẩn thận bởi bạn chắc chắn không muốn bỗng một ngày bay mất “tiền triệu” chỉ vì một tai nạn “nho nhỏ” đâu.

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*