Dell, ASUS và bài học quý báu về quản lý cung ứng và tính sáng tạo trong kinh doanh công nghệ

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, câu chuyện về sự hình thành của hai “gã khổng lồ” Dell và Asus trở thành một bài học quý giá về chiến lược, sự phụ thuộc, và quản lý nguồn lực. Nhìn chung, đây là câu chuyện được mô tả như một “con ngựa thành Troy” trong giới kinh doanh.

 

 

Dell, từng là biểu tượng của sự đổi mới với chiến lược cung cấp máy tính giá rẻ cho người tiêu dùng, đã liên kết chặt chẽ với Asus, một start-up Đài Loan đang nỗ lực xây dựng danh tiếng của mình trong thị trường sản xuất linh kiện điện tử. Đây là cuộc gặp gỡ giữa một ông lớn và một “gã trẻ trâu” đầy nhiệt huyết.

 

Văn phòng ASUS năm 1989

Văn phòng ASUS năm 1989

 

Ban đầu, Asus chủ động đề xuất sản xuất bo mạch chủ cho Dell với mức giá rẻ hơn 20%. Điều này làm tăng lợi nhuận trên tài sản ròng của Dell, điều quan trọng với họ. Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó. Asus tiếp tục đề xuất sản xuất toàn bộ máy tính cho Dell với mức giá giảm khủng khiếp, một “cơ hội lớn” mà Dell đã chấp nhận, nhưng đồng thời là bước đi đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữa hai công ty. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

 

 

Năm 2005, Asus tự tin bước ra thị trường với thương hiệu máy tính riêng của mình, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm đã học được từ quá trình hợp tác với Dell.Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng “như hàng của Dell” nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm “culi” cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm “ăn không ngồi rồi”, Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa.Sự “bành trướng” đáng lo ngại của Asus đối với Dell không chỉ là vấn đề của Dell mà còn là sự thành công ngoại giao của Asus trong thế giới công nghiệp công nghệ.

 

Nhìn xa hơn, câu chuyện này còn mang đến nhiều bài học quý giá. Dell, bằng cách outsource quá nhiều khâu quan trọng cho Asus, đã rơi vào tình trạng phụ thuộc mà họ không thể kiểm soát. Điều này làm giảm khả năng sáng tạo và đặt Dell vào vị thế của “con ngựa thành Troy,” nơi mà sự kiểm soát dần trôi mất. Dell không chỉ mất khả năng kiểm soát quá trình sản xuất mà còn đánh mất bản sắc doanh nghiệp. Do đó, việc phát triển năng lực nội tại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*