Cách viết một CV hoàn chỉnh với 0 KINH NGHIỆM

Viết Sơ yếu lý lịch (CV) cho công việc đầu tiên chắc chắn không dễ dàng. Bạn luôn trăn trở làm sao để hấp dẫn nhà tuyển dụng khi mình không có kinh nghiệm làm việc nào trước đây. Nếu đó là điều bạn lo lắng thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đấy. Synnex FPT sẽ hướng dẫn bạn từng bước để viết một CV hoàn chỉnh ngay từ những bước đi đầu tiên của bạn trên con đường sự nghiệp.

Đây là bài viết dành cho bạn, nếu không có thời gian để đọc chi tiết bạn có thể xem video rất hữu ích này

Chiếc CV đầu tiên của bạn là khó nhất?

Theo một thống kê cho thấy trung bình một người sẽ thay đổi công việc 12 lần trong suốt cuộc đời. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có thể viết 12 bản CV khác nhau. Nhưng lần nào là khó nhất? Chắc các bạn cũng đồng ý chính là lần viết CV đầu tiên.

Thật vậy, việc viết CV với tư cách là một sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí là chỉ sắp ra trường có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng “ngộp” – đặc biệt là khi đã đọc qua vô vàn lời khuyên từ internet. Cuối cùng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.

Bạn không biết nên dùng cấu trúc CV nào? Ghi những gì lên CV? Và làm thế nào để điều chỉnh CV để phù hợp với công việc?

1. Chọn Mẫu CV Phù Hợp

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi viết CV là có rất nhiều mẫu CV khác nhau, mỗi mẫu như vậy sẽ phù hợp cho từng mục đích khác nhau.

Ví dụ mẫu CV theo trình tự thời gian là loại phổ biến nhất, nó giúp nhấn mạnh quá trình và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nó được bắt đầu bằng cách liệt kê kinh nghiệm chuyên môn của người viết theo trình tự thời gian ngược (công việc gần nhất sẽ để lên trước) và nó rất hữu ích cho những người đã có kinh nghiệm làm việc dày.

Tuy nhiên với tư cách là một ứng viên mới bắt đầu có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ phù hợp nhất với mẫu CV dựa trên kỹ năng, tập trung vào tính ứng dụng của các kỹ năng hay ưu điểm mà bạn sở hữu. Tất nhiên bạn vẫn sẽ thêm kinh nghiệm của bạn (nếu có) vào CV, nhưng phần kỹ năng vẫn sẽ chiếm “spotlight”. Mẫu CV này sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn trong việc “bán” sức lao động của mình.

Chọn Mẫu CV Phù Hợp​
Chọn Mẫu CV Phù Hợp​

2. Xây Dựng Cấu Trúc CV Tốt

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi viết CV là có rất nhiều mẫu CV khác nhau, mỗi mẫu như vậy sẽ phù hợp cho từng mục đích khác nhau.

Ví dụ mẫu CV theo trình tự thời gian là loại phổ biến nhất, nó giúp nhấn mạnh quá trình và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Nó được bắt đầu bằng cách liệt kê kinh nghiệm chuyên môn của người viết theo trình tự thời gian ngược (công việc gần nhất sẽ để lên trước) và nó rất hữu ích cho những người đã có kinh nghiệm làm việc dày.

Tuy nhiên với tư cách là một ứng viên mới bắt đầu có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ phù hợp nhất với mẫu CV dựa trên kỹ năng, tập trung vào tính ứng dụng của các kỹ năng hay ưu điểm mà bạn sở hữu. Tất nhiên bạn vẫn sẽ thêm kinh nghiệm của bạn (nếu có) vào CV, nhưng phần kỹ năng vẫn sẽ chiếm “spotlight”. Mẫu CV này sẽ mang lại cho bạn cơ hội tốt hơn trong việc “bán” sức lao động của mình.

Ngay sau phần chọn mẫu là bạn cần hình dung cấu trúc cho CV của mình. Một CV thường sẽ theo thứ tự sau:

  • Tiêu đề
  • Đoạn tóm tắt bản thân
  • Kỹ năng
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Học vấn
  • Sở thích
  • Người giới thiệu

Khi bạn đã có một cấu trúc chung, bạn đã có thể bắt đầu viết CV. Tuy nhiên, hãy dừng lại và nghiên cứu một chút nhé. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét kỹ từng phần:

Tiêu đề

Đây là nơi bạn sẽ ghi: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email và cả các trang cá nhân như LinkedIn, Facebook, Instagram,… (nếu có). Bạn không cần liệt kê giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, tôn giáo hay bất kỳ các đặc điểm nhận dạng nào khác vì đây có thể là yếu tố mở ra việc phân biệt đối xử.

Ảnh avatar CV của bạn cũng nên nghiêm túc và rõ mặt. Không nên dùng các ảnh toàn cơ thể hay quá phá cách nếu công việc bạn không đòi hỏi (diễn viên, người mẫu,…)

Đoạn tóm tắt

Phần tóm tắt là một đoạn ngắn mô tả bản thân hoặc mục tiêu nghề nghiệp và những gì bạn muốn mang đến cho công ty, xã hội. Nó nên dài khoảng 50-200 từ – nếu bạn cảm thấy còn nhiều thứ để viết thì hãy tự do, nhưng tránh khiến nó quá dài như một lá thư xin việc nhé.

Kỹ năng

Phần kỹ năng là quan trọng nhất đối với các CV chưa dày về kinh nghiệm làm việc. Thông thường mục này sẽ được ghi tóm gọn như “Giao tiếp”, “Thiết kế”, “Công nghệ thông tin”, “Làm việc nhóm”,…. Tuy nhiên như đã nói trên, CV của bạn cần khai thác tối đa phần kỹ năng để bù đắp cho phần kinh nghiệm. Vì vậy bạn cần diễn giải ra một chút để nhà tuyển dụng hiểu rõ và tin tưởng bạn hơn.

CV tập trung vào phần kỹ năng
CV tập trung vào phần kỹ năng

Ví dụ thay vì nói tôi có kỹ năng “Giao tiếp”, bạn có thể ghi: “Thời gian tham gia câu lạc bộ cờ vua tại trường, em/tôi đã xây dựng được nhiều mối quan hệ cũng như kỹ năng giao tiếp với mọi người ở các khoá, các lĩnh vực khác nhau.”

Kinh nghiệm làm việc

Ở phần này bạn có thể ghi vào thời gian thực tập hay các hoạt động tại trường mà bạn tham gia như các công tác xã hội, tình nguyện hay là cả quá trình bảo vệ luận án, làm đề tài tốt nghiệp. Để tăng độ uy tín bạn cần bao gồm đủ các chi tiết sau:

  • Công việc bạn làm
  • Ngày tháng, thời gian làm
  • Tên và địa điểm của tổ chức/nơi làm việc
  • Nhiệm vụ chính và kết quả bạn đạt được

Học vấn

Bạn cần liệt kê trình độ học vấn cũng như các chứng chỉ đạt được ở đây (theo thứ tự thời gian ngược). Bạn chỉ nên đề cập đến quá trình sau cấp 3, những thứ ở THCS, THPT hoặc trước đó thì hãy bỏ qua

Bạn cần bao gồm các chi tiết sau:

  • Tên trường đại học/trường học
  • Ngày học
  • Điểm

Sở thích

Phần sở thích là phần không bắt buộc nhưng nếu bạn là một ‘fresher’ thì đây là phần tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân và thu hút người xem. Cũng như phần kỹ năng, tại đay bạn có thể ghi là “Em đã từng tham gia vào đội tổ chức sự kiện của trường với vai trò là người phối nhạc cho bài hát mở màn” thay vì chỉ để sở thích là “Âm nhạc”.

Người giới thiệu

Một phần khá ít được chú trọng, đặc biệt là ở thị trường việc làm Việt Nam. Tuy nhiên đây như “tài liệu tham khảo” giúp bạn nâng tầm uy tín và sự đảm bảo trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn có một mentor hoặc người dẫn dắt trước đó (thầy cô, người hướng dẫn kỳ thực tập,…) thì hãy để thông tin họ vào, tất nhiên là bạn phải hỏi trước ý kiến của người ta đấy.

3. Lấy Ý Tưởng Từ Bản Mô Tả Công Việc

Hãy nhớ lại lần bạn “bắt gặp” một công việc mà bảng mô tả công việc khiến bạn phải nghĩ rằng “Mình sẽ ứng tuyển vào vị trí đó!”. Và CV của bạn cũng sẽ có tác động như vậy với nhà tuyển dụng, hãy khiến họ nghĩ rằng “Tôi muốn liên hệ ứng viên này!”.

Lấy Ý Tưởng Từ Bản Mô Tả Công Việc
Lấy Ý Tưởng Từ Bản Mô Tả Công Việc

Vậy thì làm thế nào? Tất nhiên, hãy xem qua bản mô tả công việc của vị trí bạn muốn ứng tuyển rồi “sao chép” nó. Cụ thể là bạn hãy lấy lại những “từ khoá” mà bạn cho là đắt giá và cho vào CV của mình. Ví dụ: vị trí tuyển dụng “Nhân viên Marketing” và trong phần yêu cầu có cần “Kỹ năng quản lý mạng xã hội” thì bạn hãy thêm vào phần kỹ năng của bạn từ khoá “Quản lý mạng xã hội”.

Nói tóm lại là bạn nên khoe những kỹ năng mà vị trí bạn đang ứng tuyển cần đến.

4. Tập Trung Vào Những Kỹ Năng Chuyển Đổi

Vì kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn là những điểm yếu của bạn, nên kỹ năng chuyển đổi sẽ là vũ khí tuyệt vời để bạn gây ấn tượng. Trên thục tế thì các kỹ năng này nên chiếm vị trí trung tâm trong CV của bạn. Những kỹ năng bạn đã tích luỹ trong thời gian ở trường, ở nhà hay đi thực tập.

5. Ghi Thêm Về Sở Thích Và Những Điều Bạn Quan Tâm

Khi bạn mới bắt đầu con đường sự nghiệp thì CV của bạn thật khá khó để nổi bật giữa đám đông, dặc biệt là khi bạn ứng tuyển vào các vị trí của công ty được đánh giá là “hot”. Tuy nhiên việc liệt kê những sở thích của bạn có thể cho bạn một “đòn bẩy” để bạn nổi bật hơn.

Ghi Thêm Về Sở Thích Và Những Điều Bạn Quan Tâm
Ghi Thêm Về Sở Thích Và Những Điều Bạn Quan Tâm

Ví dụ: Nếu bạn thích đi du lịch thì hãy đề cập đến điều này trong CV kèm theo là bạn thích được gặp gỡ những người mời, tiếp xúc những nền văn hoá mới và cảm thấy thoải mái khi hoà nhập trong môi trường mới.

Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với những sở thích hơi khác lạ chút, chẳng hạn như thích thú nhồi bông, chơi búp bê,… Bên cạnh đó cũng tránh những thứ liên quan đến chính trị, tôn giáo.

6. Đừng Nói Dối

Cảm thấy tự ti với CV đầu tiên của mình có thể thúc đẩy suy nghĩ “phóng đại một chút” trong CV và thú thật thì ngay cả người đang viết bài này cũng đã từng như thế. Tuy nhiên sau này tôi mới biết được rằng đó là hành động sai lầm. Ở trong thời đại internet này thì việc kiểm tra CV của một ứng viên là không khó.

Ngay cả khi bạn không bị phát hiện thì những gì bạn phóng đại về lâu dài sẽ có hại hơn là có lợi, bạn sẽ phải gồng gánh những nhiệm vụ quá sức hay được giao những dự án ngoài khả năng. Bạn có rủi ro thất bại và bị phát hiện, ngay cả khi bạn thành công thì đồng nghĩa là bạn đã phải nỗ lực quá sức mình.

Kết luận

Dù là lần đầu tiên hay lần thứ 20 bạn viết CV thì đó chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những lời khuyên được đề cập bên trên sẽ giúp bạn có được một CV hoàn chỉnh và tăng khả năng nhận được công việc mà bạn mong muốn.

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*