Nghỉ ngơi một chút để giảm stress hóa ra lại giúp tăng năng suất công việc.
Dù có là việc phải chạy theo deadline hay mục tiêu nào khác trong công việc, hầu hết chúng ta cảm thấy áp lực trong công việc. Trong khi adrenaline có thể giúp chúng ta hoàn thành công việc, nó cũng dễ dàng vượt quá lằn ranh, để rồi đem tới stress hay lo âu và tổn hại sức khỏe. Vậy làm sao để chúng ta có thể giảm stress và lo âu trong công việc?
“Stress từ công việc gia tăng khi yêu cầu của công việc vượt quá khả năng đối phó của nhân viên,” theo Jay Shetty, tổng giám đốc mục tiêu của dự án ứng dụng Calm, và tác giả của cuốn sách Nghĩ như một thầy tu: Luyện tâm trí hướng tới bình an và mục tiêu mỗi ngày.
Shetty nói stress thể hiện khác nhau ở mỗi người và điều quan trọng là phải chú tâm tới những sự thay đổi trong cơ thể, đây là những dấu hiệu ngầm, ví dụ như đau đầu, khó ngủ, nóng ruột, bứt rứt, và thở dốc. Những triệu chứng này đóng vai trò như những dấu hiệu ban đầu, và những ai để ý tới những dấu hiệu sớm này thường sẽ đối phó với stress tốt hơn.
“Một điều vô cùng cấp thiết là phải định hình phản ứng của bạn với stress; nó có thể để lại một tác động vô cùng lớn cho sức khỏe về lâu về dài,” Shetty nói. “Cũng đừng quên, lo âu cũng chẳng khác gì stress, và việc để chúng lớn lên cũng chính là dẫn lối cho hiện tượng burnout (kiệt sức).”
Tin vui đó là, theo Shetty, sẽ chỉ mất 90 giây để xả bỏ hóc-môn trầm cảm và lo âu khỏi cơ thể. Mấu chốt là hãy chia ngày làm việc ra nhiều “quãng nghỉ”.
Một ví dụ về “quãng nghỉ” để giảm stress và lo âu trong công việc
Trong khi quãng nghỉ có thể dễ dàng thay đổi tình thế, việc chọn để nghỉ lại không dễ đi vào trực giác của mọi người, Shetty nói.
Ông giải thích: “Chúng ta không được dạy về việc khi nào nên nghỉ hay khi nào thì làm điều đó. Bởi thế nên, hầu hết chúng ta bỏ qua và đem theo lo âu hay stress đến với những nhiệm vụ hay cuộc họp tiếp theo.”
Tuy nhiên, việc né tránh những nguyên nhân của muộn phiền có thể dẫn tới những tác động tiêu cực về lâu dài, là nguyên nhân khiến sức khỏe tinh thần, cảm xúc, và thể chất đi xuống. “Stress nơi công sở đang ở mức độ cao nhất từ trước tới nay,” Shetty nói. “Phần lớn (85%) các lãnh đạo công ty đồng ý rằng sức khỏe tinh thần của nhân viên phải là ưu tiên hàng đầu.”
Trong một nghiên cứu gần đây của Calm Business, chỉ 1 trong mỗi 3 ứng viên tham gia nói họ thực sự sử dụng những quãng nghỉ. 3 nguyên nhân lớn nhất và quá bận trong công việc, cảm thấy có lỗi nếu rời chỗ làm trong giờ làm việc, và lo lắng về việc đồng nghiệp thấy mình không làm việc.
“Cũng từ nghiên cứu đó, 73% nói rằng khi họ có những ngày nghỉ dành cho sức khỏe tinh thần, nó đã tạo ra tác động tích cực lên hiệu quả công việc, với ít stress và năng suất lao động tăng là những lợi ích được liệt kể ở hàng đầu,” Shetty nói.
>>> Bài viết liên quan: Căng thẳng và kiệt sức, bỏ việc có phải là cách hay nhất?
Nghỉ ra sao để giảm stress?
Một quãng nghỉ không yêu cầu quá nhiều thời gian. “Điều tôi thường nghe thấy từ mọi người là việc tâm trí của chúng ta trở nên lanh lợi hơn so với khi cơ thể có muộn phiền, lo âu, hay những suy nghĩ trong trực giác khác, những thứ gây ra stress,” Shetty chia sẻ. “Vậy nên, khi chúng ta dành thời gian để sống chậm lại, dù chỉ 60 giây, để kết nối cơ thể và hơi thở qua thiền định, chúng ta sẽ kiểm soát bản thân tốt hơn.”
Do vậy, Shetty gợi ý chúng ta phải để tâm tới phương pháp “Three Ws”:
Walk – Tản bộ
Một quãng nghỉ đơn giản có thể làm đó là đi tản bộ. Theo Shetty, di chuyển cơ thể, dù chỉ là đi lại nhẹ nhàng, có thể mang lại những lợi ích giúp ta giảm stress.
“Cá nhân tôi, tôi thích ra ngoài để hít thở một chút khí trời, và cảm nhận ánh nắng trong một ngày đẹp trời, nhưng dù chỉ là đi bộ ngoài hành lang văn phòng hay trong căn hộ cũng sẽ tạo ra một sự khác biệt rõ rệt,” ông nói.
Water – Uống nước
Uống đủ nước cũng là một thói quen quan trọng để hình thành một thói quen “nghỉ ngơi”.
“5 cốc nước mỗi ngày làm giảm nguy cơ lo âu, trầm cảm, nhưng đa số mọi người uống ít hơn 2 cốc mỗi ngày, điều này hóa ra lại làm tăng lo âu,” Shetty nói. “Giữ một cốc nước, hoặc một bình nước thân thiện với môi trường trên bàn làm việc và liên tục rót đầy chúng để giữ cơ thể đủ nước suốt ngày dài.”
Window – Nhìn ra bên ngoài cửa sổ
Chữ W cuối cùng là điều, theo Shetty, dễ khiến chúng ta bỏ cuộc nhất: Nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
“Hãy rời xa màn hình và tìm một chiếc cửa sổ để ngồi và nhìn ra xa bên ngoài. Khi nhìn về phía xa đường chân trời, bạn sẽ giảm sự căng mỏi của đôi mắt đã nhìn vào màn hình cả ngày.”
Shetty nói bạn sẽ còn nhận được nhiều lợi ích hơn nếu chiếc cửa sổ được mở và bạn có thể tận hưởng không khí thiên nhiên. Tâm trí và cơ thể luôn liên lạc với nhau, và việc nhìn vào những cảm xúc bên trong có thể đem đến cho bạn một sự chuyển hóa lơn hơn khi cần thiết.
Kết luận
“Chốt lại thì với mỗi khoảng thời gian bạn dành cho quãng nghỉ sẽ giúp ích cho bạn cả về ngắn hạn lẫn lâu dài. Những quãng nghỉ ngắn trong giờ làm việc có thể tạo ra những tác động lớn cho sức khỏe tinh thần. Nó giúp giảm stress và lo âu, nâng cao năng suất lao động, và cuối cùng sẽ tốt hơn cho tất cả mọi người.” Shetty nói.
>>> Theo dõi Synnex FPT để có những thông tin hữu ích về hướng nghiệp cũng như công nghệ thông tin.