Căng thẳng và kiệt sức, bỏ việc có phải là cách hay nhất?

Sự từ chức vĩ đại vẫn đang tiếp tục và những người lao động trẻ tuổi đang là những người dần đầu cuộc đấu tranh này. (theo khảo sát của Deloitte Globan 2022)

Burnnout- Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp được coi là một trong ba lý do hàng đầu khiến người trẻ nghỉ việc. Theo cuộc khảo sát toàn cầu cho thấy khoảng 40% Gen Zers (19-24 tuổi) và 24% thế hệ Millennials (28-39 tuổi) muốn từ bỏ công việc của họ trong hai năm trở lại đây.

Đây thực sự là một vấn đề đối với các nhà tuyển dụng. Khoảng 46% Gen Zers và 45% thế hệ Millennials được khảo sát cho biết họ cảm thấy kiệt sức do môi trường làm việc của họ.

“Theo khảo sát của Deloitte, tình trạng kiệt sức được coi là một trong ba lý do hàng đầu khiến người lao động trẻ bỏ việc trong hai năm qua.” – Tom Werner

Đối với một số người thì họ cảm giác như cách duy nhất để thoát khỏi công việc đang bị kìm hãm là làm một điều gì đó thật “chấn động”, chẳng hạn như rời bỏ vị trí hiện tại.” – Vanessa Bohns, Giáo sư Hành vi học Đại học Cornell

Theo các chuyên gia cho rằng hội chứng kiệt sức ‘Burnout’ dường như diễn ra “trên diện rộng” bất kể tuổi tác và thế hệ, tuy nhiên gen Zers và Millennials có thể cảm thấy “nỗi đau” ấy mạnh mẽ hơn.

″Khi tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục diễn ra, nhân viên đang phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong công việc, điều này cản trở sự cân bằng và linh hoạt giữa công việc và cuộc sống của họ . Đây là một Red-flag cho các thế hệ trẻ.” – Tiến sĩ Natalie Baumgartner, một nhà tâm lý học và chuyên gia hành vi nơi làm việc cho biết.

“Bằng cách tìm kiếm những gì còn thiếu trong vai trò hiện tại của họ, các thế hệ trẻ hy vọng sẽ tìm thấy một nền văn hóa tốt hơn và phù hợp hơn, theo suy nghĩ của họ, có thể giúp giảm bớt tình trạng kiệt sức hiện tại của họ.”

Nhưng nghỉ việc có phải thực sự là giải pháp tốt nhất để thoát khỏi tình trạng kiệt sức?

“Bỏ thuốc” không phải là cách để chữa “bệnh phổi”

Tiến sĩ Katrina Gisbert-Tay, một bác sĩ y khoa được đào tạo về tâm lý học và là một huấn luyện viên sức khỏe của The Coach Partnership, cho biết: “Rời bỏ công việc có thể là giải pháp tốt nhất trong một số tình huống, chẳng hạn như nếu văn hóa công ty không tốt hoặc không phù hợp với bạn.”

Có đôi lúc nghỉ việc sẽ là lựa chọn duy nhất và tốt nhất, tuy nhiên trường hợp đó ít xảy ra hơn là bạn nghĩ, Vanessa Bohns, giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Cornell, cho biết:

“Chúng ta thường có suy nghĩ là cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại là làm một cái gì đó thật “sốc”, chẳng hạn như bỏ việc.” Bohns nói thêm: “Trong nhiều trường hợp, chúng ta có nhiều cách hay hơn để thay đổi hoàn cảnh hiện tại của mình.”

Đừng bao giờ đánh giá thấp một công ty chịu lắng nghe, ghi nhận và thay đổi để cải thiện những điểm không hài lòng của nhân viên – Tiến sĩ tâm lý học Natalie Baumgartner.

“Chúng ta mong đợi một lịch làm việc linh hoạt hơn, tuần làm việc ít ngày hơn, nghỉ phép hoặc nghỉ mát dài hơn. Đó chính là những yêu cầu “ngoài công việc” mà chúng ta mong muốn, và thế là chúng ta quyết định đổi công việc để tìm những thứ đó.”

Bohns, đồng thời là tác giả của cuốn “You Have More Influence Than You Think”, cho rằng mức độ kiệt sức cao ở hiện tại một phần lý do là vì sự phát triển của công nghệ, nó buộc mọi người phải làm việc mọi lúc và “ý nghĩ rằng chúng ta phải… ưu tiên công việc hơn tất cả khác.”

“Vấn đề là những tiêu chuẩn này đang quá phổ biến đến mức nhân viên có thể tìm một công việc mới và nhận ra mình lại mắc kẹt trong tình trạng y như cũ.”

Vì vậy thay vì bỏ việc, nhân viên chúng ta nên cân nhắc xem chúng ta có thể đặt ra các “ranh giới làm việc” cho mình không. Gisbert-Tay nói: ″Bỏ cuộc thực sự là một giải pháp quá dễ dàng… hơn là hãy thực sự tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.”.

“Bất kể bạn làm ngành gì, làm công việc gì, bạn đều có thể có chung một kịch bản. Những câu hỏi mà tôi thường  hỏi khách hàng của mình – những người đang cảm thấy kiệt sức và muốn bỏ việc là: Bạn đánh giả bản thân đang ở vị trí nào? Những đầu việc, nhiệm vụ mà bạn đang phải thực hiện là gì? Bạn dự định chăm sóc bản thân và cân bằng cuộc sống như thế nào? ”

″Đối với tôi, đó là những câu hỏi đó tốt hơn hẳn ‘Tôi có nên bỏ công việc này không?’”

Các cách để phục hồi sau khi kiệt sức

Thay vì coi tình trạng kiệt sức như một dấu hiệu để bạn nghỉ việc thì đây là một số mẹo mà bạn có thể cân nhắc

1. Sắp xếp lại mọi thứ

Nếu bạn đan cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và muốn bỏ việc thì Bohns khuyên bạn nên nghĩ về những thoả thuận “giúp bạn hạnh phúc hơn ở công việc hiện tại” và đề xuất chúng với cấp trên.

Theo nghiên cứu của Bohns với hơn 14,000 người tham gia, cô phát hiện ra rằng mọi người có “cái nhìn bi qua quá mức” về khả năng mà người khác có thể chấp thuận các yêu cầu.

Bohns nói: “Nếu bạn đã sẵn sàng rời đi nghĩa là bạn không có gì để mất, sao không thử nói ra hết những mong muốn của mình. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những phản hồi của sếp đấy.”

Cảm thấy kiệt sức? Vanessa Bohns, giáo sư hành vi tổ chức tại Đại học Cornell, khuyên hãy nghĩ đến việc “sắp xếp lại công việc”, nó có thể khiến bạn hạnh phúc hơn

Baumgartner cũng nhấn mạnh rằng những người lao động trẻ “nên tự thân vận động, lên tiếng cho nhu cầu của mình” tại nơi làm việc, thay vì tự làm khó khi đưa mình vào tình thế bỏ thì vương mà thương thì tội.

“Xác định những khó khăn và giải pháp cho tình trạng đó, chia sẻ với lãnh đạo hoặc bộ phận nhân sự để giải quyết từ gốc rễ các vấn đề có thể dẫn đến mong muốn nghỉ việc.” Cô ấy nói thêm: “Bạn có thể vẫn chọn rời đi nhưng đừng bao giờ đánh giá thấp một công ty sẵn sàng lắng nghe, ghi nhận và thay đổi để cải thiện những vẫn đề khiến bạn không hài lòng.”

2. Biết được giới hạn của mình

Theo Gisbert-Tay, một phần quan trọng của việc vẽ ra ranh giới là bạn sẽ khám phá giới hạn của bạn một cách có chủ đích.

“Ví dụ, thời gian nghỉ của bạn là gì? Sẽ có lúc sếp của bạn cần bạn hoàn thành một cái gì đó vào lúc 7 giờ sáng ngày hôm sau… nhưng bạn biết đấy, bạn cần xác định được khi thì bạn có thể đáp ứng, khi nào thì điều đó trở nên quá sức đối với bạn? ”

Cô ấy nói thêm rằng giới hạn là khác nhau đối với mọi người và nó còn có thể thay đổi theo thời gian.

“Những gì bạn cần ngay bây giờ trong tình hình hiện tại có thể không phải là những gì bạn cần trong sáu tháng hay một năm tới.”

Phục hồi chủ động, thông qua các hoạt động như gặp gỡ bạn bè, dành thời gian hòa mình với thiên nhiên hay hoàn thành các mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn chống lại tình trạng kiệt sức bằng cách tái tạo năng lượng cho chúng ta. – Vanessa Bohns, Giáo sư Hành vi học Đại học Cornell.

Để đối phó với cảm giác quá tải trong công việc, Gisbert-Tay cũng khuyên những người lao động trẻ nên dành thời gian để lên kế hoạch nhiều hơn.

“Dành 30 phút để xem qua lịch làm việc của mình, liệt kê những thứ cần ưu tiên, điều đó thực sự quan trọng đấy. Bạn có thể có một triệu thứ trong lịch làm việc, nhưng hãy xác định năm đầu việc quan trọng nhất.”

3. Phục hồi chủ động

Bohns cho biết một điều khác cần chú ý khi làm việc chính là: nghỉ ngơi và sử dụng thời gian đó để tham gia vào việc “phục hồi chủ động”.

“Kiệt sức khiến chúng tôi cảm thấy mệt mỏi và mất tinh thần. Phục hồi chủ động, thông qua các hoạt động như gặp gỡ bạn bè, dành thời gian hòa mình với thiên nhiên hay hoàn thành các mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn chống lại tình trạng kiệt sức bằng cách tái tạo năng lượng cho chúng ta. ”

Đối với Gisbert-Tay, giấc ngủ là “ông chủ của sức khỏe” và ngủ đủ giấc là liều thuốc giải độc tuyệt vời cho hội chứng kiệt sức.

“Chuyến hành trình của bạn trong ngày hôm nay đã bắt đầu từ đêm hôm trước và điều đó có tác động rất lớn đến tâm trạng, mức năng lượng, sự minh mẫn và cách bạn đưa ra quyết định.”

Nguồn tham khảo

 

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*