Credit: Priscilla Du Preez | Unsplash

3 bước để thoát khỏi tình trạng mắc kẹt

Nếu bạn từng trì hoãn việc đưa ra một quyết định và cứ để mọi việc chỉ dừng tại đó, đây là những gì bạn nên làm để thoát khỏi tình trạng mắc kẹt.

Từ việc cảm thấy cùng cực bởi điều gì đó nơi làm việc, cho tới việc không thể dám chắc về việc mình sẽ làm, cho thấy rằng chúng ta vẫn thường xuyên có cảm giác bị mắc kẹt. Tuy nhiên, rất khó để nhận ra rằng bản thân đang bị mắc kẹt, đặc biệt nếu bạn đã từng có những thành công nhất định trong cuộc sống, theo tiến sĩ Constand Dierickx, tác giả của cuốn sách Lãnh đạo meta: Cách để nhìn ra điều nhiều người không muốn đối mặt và đưa ra quyết định.

Bà nói: “Thật khó để xác định. Nếu bạn thông minh, thành công, và trải đời, thì bạn có nhiều kinh nghiệm đúc kết lại trong đầu, kiểu như ‘Hmm, tôi đã làm được điều này, điều kia’. Việc bạn bị mắc kẹt nghe có vẻ hoang đường và khó tin đối với nhiều người.”

Credit: LinkedIn Sales Solutions | Unsplash

Credit: LinkedIn Sales Solutions | Unsplash

Theo Dierickx, thú nhận rằng bạn bị mắc kẹt là một sự thú nhận không dễ chịu chút nào, vì nó dẫn tới cảm giác xấu hổ. Bởi vậy, nhiều người đã trì hoãn những quyết định giúp giải thoát họ, thay vào đó, lại chọn sống với sự bất hạnh.

“Tôi từng được người nhiều giám đốc hay CEO kể ‘Tôi ước mình đã hành động sớm hơn’”, Dierickx nói. “Họ không muốn những điều tồi tệ đó xảy ra. Ví dụ, khi một quản lý cấp cao xa thải một quản lý cấp cao khác, họ thường nói ‘Tôi mong tôi làm điều này sớm hơn. Tại sao tôi phải đợi lâu đến vậy?’ Đó là sự mắc kẹt để lại hệ quả lớn.”

2 manh mối cho thấy bạn bị mắc kẹt

Dierickx cho rằng có 2 cách để chỉ ra liệu bạn có bị mắc kẹt hay không. Một là từ bên trong, còn thứ 2 là yếu tố bên ngoài.

“Thật không may, phần nhiều trường hợp lại tới từ phía bên ngoài,” bà nói. “Đó là khi ai đó nói với bạn rằng họ chán ngấy việc phải đợi bạn giải quyết vấn đề X hay làm điều gì đó với cơ hội Y.”

Credit: Alex Kotliarskyi | Unsplash

Credit: Alex Kotliarskyi | Unsplash

Một manh mối khác tới từ bên trong – một cú thúc mình từ bên trong nội tâm. “Chú ý tới những gì bạn đang cảm nhận,” Dierickx nói. “Tôi đang nói tới những tác nhân sinh lý ban đầu nơi mà tóc gấy dựng ngược lên, cảm giác nóng lòng, bàn tay bủn rủn. Thường thì chúng ta gạt những tín hiệu này sang một bên. Nhưng nếu bạn thực sự quan tâm tới nó thì hãy tập trung và nói ‘Đợi 1 chút, tôi có đang bị mắc kẹt không?”

>>> Có thể bạn cũng quan tâm: 3 cách giảm stress và lo âu trong công việc một cách nhanh chóng

3 bước để không bị rơi vào trạng thái mắc kẹt

Để thoát ra, Dierickx chia sẻ quá trình 3 giai đoạn, gồm có Suy nghĩ về việc suy nghĩ, Cảm nhận đa chiều, và Thói quen.

Suy nghĩ về việc suy nghĩ

Credit: Daria Pimkina | Unsplash

Credit: Daria Pimkina | Unsplash

“Khi bạn bị mắc kẹt, hãy tự hỏi, ‘Tôi đang nghĩ gì về điều này? Liệu đây có phải cách tôi muốn nghĩ về nó? Liệu còn cách nào khác để nghĩ về nó?’”, bà nói. “Nếu bạn không nghĩ ra được thêm thì liệu sẽ có ai đó để chia sẻ cùng?”

Cảm nhận đa chiều

Tiếp theo, hãy xác định xúc cảm của bạn xung quanh vấn đề này. “Mọi người xung quanh bạn đang cảm nhận thế nào?” Dierickx hỏi. “Đồng nghiệp của bạn cảm nhận ra sao? Điều này giúp bạn bắt đầu nhìn ra được áp lực bạn chịu từ người khác, và chính cảm nhận của bạn về vấn đề đó. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tạo ra một khoảng cách ở giữa.”

Thói quen

Cuối cùng, hãy tự hỏi “Tôi thường làm gì khi những điều tương tự xảy ra?” hoặc “Mọi người có lời khuyên tôi nên làm gì trong trường hợp này?” Bằng việc khám phá thói quen bạn đã phát triển, bạn có thể xem lại chúng một cách khách quan, và quyết định xem liệu chúng còn đem lại giá trị.

“Nó như một quá trình để nhìn lại mình,” theo Dierickx. “Chúng ta có thói quen phản ứng với mọi thứ. Điều này thường có tác dụng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.”

Thoát khỏi cảm giác mắc kẹt yêu cầu nhiều nỗ lực. “Nếu điều gì đó khiến chúng ta muộn phiền, chúng ta muốn loại bỏ nó đi,” Dierickx nói. “Suy nghĩ rằng bạn phải mất thời gian giải quyết một vấn đề có thể khiến ta cảm thấy như nó không đáng khi bạn chỉ việc gạt nó sang một bên. Và rồi, chúng ta sẽ chỉ cảm thấy tốt hơn cho tới lần tiếp theo một điều tương tự xảy ra.”

Credit: Priscilla Du Preez | Unsplash

Credit: Priscilla Du Preez | Unsplash

“Những điều đơn giản không có nghĩa chúng không đủ mạnh để giúp ta thay đổi,” Dierickx nói. “Chúng không cần mất nhiều thời gian. Chúng ta cần những điều tuy đơn giản nhưng có tác động lớn để hiểu ra vấn đề vì chúng ta đều sống với quá nhiều lo toan bên lề, chúng ta sống trong một trường không gian nhiễu. Điều này chính là một cách giúp chúng ta nhìn ra được những thứ quan trọng nhất.”

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân của cảm xúc mắc kẹt của mình, và có thể giúp bạn thoát khỏi trạng thái mắc kẹt dựa trên 3 bước được nêu phía trên. Hãy theo dõi SynnexFPT.com để có thêm nhiều bài viết bổ ích như vậy nữa nhé!

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Không có bình luận nào.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*