12 kỹ năng đáng học hỏi để đạt được thành công dù bạn ở bất kỳ ngành nghề nào

Mỗi nghề nghiệp đều có những yêu cầu và thách thức riêng, tất cả những ai muốn trở nên xuất đểu cần phải có kiến ​​thức và kỹ năng riêng biệt để hoàn thành những nhiệm vụ hằng ngày. Tuy nhiên, đi cùng với các kỹ năng đặc thù cần thiết, có một số kỹ năng mà bất kỳ ai cũng nên học để nâng cao bản thân dù ở kỳ ngành nào.

Với tốc độ đổi mới liên tục như ngày nay thì hầu hết các công ty đều tìm kiếm những cá nhân chăm chỉ và đam mê học hỏi, phát triển. Từ đó thì danh sách các kỹ năng bên dưới sẽ đặc biệt hữu ích để giúp bạn có được lợi thế trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

1. Ngoại ngữ

Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất! Tuỳ vào văn hoá công ty và yêu cầu từng vị trí mà kỹ năng ngoại ngữ sẽ được đặt vào mức độ ưu tiên nào. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là dù ở bất kỳ đâu thì việc thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, Nhật,…) sẽ giúp bạn có một lợi thế vô cùng lớn so với các ứng viên hay đồng nghiệp khác. Giỏi ngoại ngữ không chỉ giúp bạn xử lý được các nhiệm vụ cần đến kỹ năng này mà còn giúp bạn có lợi thế trong việc học hỏi và tiếp thu các kiến thức mới.

Các nền tảng học trực tuyến như Udemy, LinkedIn Learning, Cousera,… đang phát triển mạnh mẽ với việc cung cấp rất nhiều các khoá học chất lượng cùng những kiến thức mới nhất trong ngành. Tuy nhiên hầu hết các khoá học mới đều chưa được dịch sang tiếng Việt nên việc bạn có thể nghe/đọc tốt bằng tiếng Anh sẽ là lợi thế rất lớn dành cho bạn.

Bạn có thể xem: 20 khoá học phổ biến nhất trên LinkedIn trong năm 2022

2. Kiến thức máy tính

Trong thời đại kỹ thuật số, nơi công nghệ và internet đóng vai trò và đóng góp vào cách thức hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp thì nhân viên không thể không có đủ kiến ​​thức máy tính. Dù không giỏi nhưng bạn nên biết các ứng dụng cơ bản nhất như trình xử lý văn bản (word), xử lý dữ liệu (excel) và các ứng dụng email hoạt động như thế nào. Sở hữu kỹ năng máy tính văn phòng cao là một lợi thế vô cùng lớn cho các ứng viên hay nhân viên đang làm việc tại công ty.

3. Khả năng thuyết trình

Bạn có đồng ý rằng bất kỳ ai biết cách trình bày slide đẹp và sử dụng các công cụ hỗ trợ để hỗ trợ cho buổi thuyết trình, đều có khả năng để lại ấn tượng tốt cho dù là trình bày ý tưởng nội bộ hay với khách hàng. Cao hơn kiến thức máy tính một chút, bạn cần nhiều nỗ lực hơn để tập hợp dữ liệu, lên ý tưởng trình bày để cho ra được một bài thuyết trình đẹp và đầy đủ thông tin cần thiết. Kết hợp với khả năng trình bày trước đám đông, bạn sẽ có một bộ kỹ năng mạnh mẽ có thể ứng dụng ở gần như tất cả các lĩnh vực.

4. Phân tích dữ liệu

Người ta vẫn thường nói đây là thời đại của Siêu dữ liệu (Big data). Kỹ năng phân tích ngày càng trở nên quan trọng đối với bất kỳ một công ty nào. Bạn không nhất thiết phải sở hữu khả năng phân tích chuyên nghiệp hay sử dụng thành thạo các công cụ phân tích dữ liệu như Power BI, Tableau, SPSS,… Tuy nhiên bạn cần có một nền tảng kiến thức cơ bản cũng như khả năng đọc dữ liệu, đưa ra các nhận xét và đánh giá, làm báo cáo dựa trên dữ liệu.

Đây là một lợi thế mang tính lâu dài và sẵn sàng cho xu hướng của tương lai, hãy cân nhắc tham gia một khoá học về lĩnh vực này nhé.

5. Kỹ năng đàm phán tốt

Đàm phán thường là một phần của bất kỳ quy trình kinh doanh nào. Những khách hàng muốn giao dịch tốt hơn hoặc nhân viên muốn có nhiều lợi ích hơn cho công ty trong các buổi bàn hợp đồng,  kinh nghiệm đàm phán là thứ giúp bạn đạt được những điều đó. Vì lý do này mà một cá nhân trong nhóm biết cách thương lượng sẽ là một cá nhân giá trị đối với công ty.

6. Kỹ năng Toán học

Bất ngờ phải không? Một môn học thường bị xem là “đáng ghét nhất” ở thời đi học lại trở thành một kỹ năng cần thiết khi đi làm. Thật ra, hầu hết các nghề nghiệp đều cần kết hợp với các nguyên tắc toán học, ngay cả khi nó chỉ là phép cộng trừ nhân chia đơn giản. Nếu không phải làm trong các ngành đặc biệt như lập trình viên, thống kê, kế toán, tài chính,… thì bạn thật sự không cần nắm những công thức toán học phức tạp. Tuy nhiên khả năng tính toán nhanh chóng các phép tính đơn giản (cộng trừ nhân chia) sẽ luôn là một “vũ khí” tốt để bạn gây ấn tượng, lọt vào vòng phỏng vấn tiếp theo hay đứng trước cơ hội thăng chức.

7. Kỹ năng quản lý dự án

Quản lý dự án là một kỹ năng giúp bạn làm việc cùng nhóm trong một chặng đường dài để hoàn thành các dự án, đảm bảo quy trình và thời hạn cũng như giữ cho mọi việc đi đúng hướng, đưa ra các kế hoạch hành động kịp thời. Bênh cạnh đó thì việc giám sát mọi thứ, đảm bảo cả nhóm hoàn thành các mục tiêu đúng hạn thực sự không hề dễ dàng. Một nhân viên có khả năng quản lý dự án tốt sẽ không chỉ xử lý chính xác và hiệu quả các vấn đề phát sinh mà còn dự đoán trước các rủi ro và lên kế hoạch dự phòng.

Đây là một kỹ năng mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao, đặc biệt là đối với các nhân viên cấp quản lý trở lên.

8. Kỹ năng quảng cáo (marketing)

Nếu không phải là một nhân viên của phòng marketing thì kỹ năng về tiếp thị, quảng cáo là thừa thải. Thật không may, ở thời điểm hiện tại thì quan niệm này là sai lầm. Khi marketing nội bộ ngày càng được chú trọng thì mỗi cá nhân đều nên nắm những kiến thức tiếp thị cơ bản để mọi người hiểu được tầm quan trọng của khía cạnh tiếp thị và quảng cáo. Họ có thể đóng góp ý kiến ​​và đưa ra những hiểu biết sâu sắc, và tạo ra những cuộc thảo luận chất lượng trong các cuộc họp. Đối với công ty càng nhỏ thì kỹ năng này càng quan trọng khi mỗi cá nhân trong công ty đều có thể là một nhà tiếp thị cá nhân.

9. Nghiệp vụ hành chính

Không quan trọng con đường sự nghiệp của bạn là theo ngành nghề nào thì vẫn sẽ luôn có một số nhiệm vụ liên quan đến hành chính mà bạn cần phải thực hiện. Viết ghi chú cuộc họp, trả lời mail, soạn hợp đồng, văn bản, tạo biểu mẫu, quy trình,… đây đều là những nghiệp vụ mà ít nhất bạn phải làm được ở mức cơ bản. Những việc trên tuy không khó nhưng sẽ theo bạn suốt chặng đường sự nghiệp. Vậy thì lý do gì bạn chưa bắt đầu hoàn thiện kỹ năng này?.

10. Kỹ năng viết

Ngày càng có nhiều công ty làm việc remote (từ xa) hoặc hybrid (kết hợp từ xa và trực tiếp) dẫn đến vai trò của giao tiếp và cộng tác diễn ra thường xuyên hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là các thành viên trong nhóm sẽ phải trao đổi thông tin nhiều hơn, đặc biệt là bằng văn bản, mail. Chính vì vậy mà kỹ năng viết tốt sẽ giúp ích nhiều trong thời đại này.

11. Khả năng quản lý con người

Đây được xem như một kỹ năng đáng ngưỡng mộ đối với vị trí quản lý. Luôn là người dẫn đầu và khích lệ đội nhóm của mình hoàn thành được các mục tiêu hàng ngày, điều đó mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho công ty và khiến nhân viên cảm thấy hài lòng với những nỗ lực của họ. Đặc biệt khi mà người lao động đang ngày càng quan tâm hơn đến sự thỏa mãn trong công việc thay vì chỉ đơn giản là làm việc vì lương như trước đây, mối quan hệ giữa nhân viên và sếp chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

12. Kinh nghiệm chăm sóc khách hàng

Những khách hàng có trải nghiệm hài lòng hơn với công ty, có nhiều khả năng quay lại mua nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác hơn. Mối liên kết giữa nhân viên và khách hàng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào chứ không riêng gì nhân viên kinh doanh (sales). Ở trong một thời đại mở và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì mọi nhân viên trong công ty đều có thể là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Kỹ năng chăm sóc khách hàng chính là sự khác biệt giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Kết lại

Khi nói đến bất kỳ lĩnh vực hoặc nghề nghiệp nào thì đều có những kỹ năng chuyên môn nhất định mà bạn cần học để tiến đến thành công. Tuy nhiên vẫn sẽ có những kỹ năng mềm mang tính linh hoạt mà bạn có thể ứng dụng ở nhiều vị trí và ngành nghề khác nhau. Việc học hỏi và trao dồi những kỹ năng này sẽ giúp bạn có được nhiều cơ hội hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Tất nhiên, việc hoàn thiện một kỹ năng không dễ và không diễn ra trong một sớm một chiều, hãy nỗ lực và quyết tâm học đến cùng một kỹ năng, tốt hơn là bạn bắt đầu với tất cả cùng một lúc.

 

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*