Vì sao “sếp” hay cáu?

Không ai muốn có sự căng thẳng ở nơi làm việc, tuy nhiên thì việc này diễn ra khá là thường xuyên đến mức người ta có thể quen với nó. Đặc biệt là chính những người lãnh đạo nhiều khi lại là khởi nguồn của sự căng thẳng này. Vì đâu mà nên nỗi? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

 

Theo chuyên gia tâm lý doanh nghiệp Niloufar Esmaeilpour, người sáng lập tổ chức trị liệu tâm lý Lotus Therapy (California, Mỹ), việc các sếp đôi khi lớn tiếng là bình thường, đặc biệt là vào những thời điểm căng thẳng và áp lực cao trong công việc.

 

Tuy nhiên, nếu phản ứng này diễn ra liên tục, đó là dấu hiệu của những vấn đề sâu xa hơn. Chuyên gia giải thích: “Bất cứ khi nào một người sếp dùng đến việc lớn tiếng, người đó đã đạt đến ngưỡng kiên nhẫn và kỹ thuật được lựa chọn là tăng âm lượng giọng nói”.

 

Có một số lý do phổ biến dẫn đến thái độ này của người sếp.

 

 

 

Áp lực từ nhiều trách nhiệm

 

Cuộc sống hàng ngày gây nhiều áp lực cho người sếp. Theo Marissa Moore, chủ tổ chức trị liệu tâm lý Mending Hearts Counseling, khi sếp cáu gắt có thể do cảm thấy choáng ngợp vì công việc, các quyết định quan trọng hoặc các trách nhiệm khác. Họ có thể lớn tiếng để giải tỏa những gì bị dồn nén. 

 

Ngoài ra, tình hình kinh doanh của công ty cũng có thể là một yếu tố tiềm ẩn khác. Sức ép từ các mục tiêu tài chính, chi phí hoặc khi đưa ra các quyết định quan trọng có thể khiến sếp luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ dẫn đến tranh cãi.

 

 

Cảm thấy không được lắng nghe

 

Sự thất vọng dễ nảy sinh khi ai đó cảm thấy không được lắng nghe và không được tôn trọng. Nếu sếp cao giọng, có thể do họ cảm thấy suy nghĩ và cảm xúc của mình không được thừa nhận, đặc biệt là trong những cuộc họp hoặc lúc trao đổi công việc . Khi cảm thấy không được lắng nghe, sếp có thể hét lên để đảm bảo rằng mình được chú ý.

 

Có những xung đột chưa được giải quyết

 

Các vấn đề trong quá khứ có thể kéo dài và tái diễn, dẫn đến những bất đồng quan điểm gay gắt. Khi những vấn đề chưa được giải quyết này lại nảy sinh theo thời gian, thì việc các cuộc tranh cãi “gắt lên” là điều bình thường.

 

Sự không nhất quán trong giao tiếp

 

Sự mâu thuẫn trong phong cách giao tiếp cũng là một yếu tố dẫn đến căng thẳng. Một sếp thích cách tiếp cận trực tiếp, quyết liệt có thể gặp khó khăn khi làm việc với nhân viên ưa chuộng cách tiếp cận mềm mỏng hơn. Sự không nhất quán này có thể dẫn đến sự bối rối và cáu kỉnh.

 

Nên làm gì khi sếp cáu gắt, to tiếng?

 

Cần chú ý, khi sếp “gắt lên”, điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh và không phản ứng bằng sự nguồn năng lượng tiêu cực.

 

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi sếp lớn tiếng là thừa nhận rõ ràng rằng sếp đang tức giận. Nên đề nghị sếp trò chuyện để hiểu rõ nguyên nhân. Việc này không chỉ xác nhận cảm xúc của sếp mà còn giúp họ cảm thấy được lắng nghe. Điều này có thể giúp sếp cảm thấy được xác nhận và lắng nghe. Điều quan trọng nữa là phải cho “sếp” thấy bạn sẵn sàng lắng nghe.

Bình luận ( 0 bình luận )

Không có bình luận nào.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*