Khi một người cảm thấy mình được đánh giá cao, họ sẽ làm nhiều hơn cả những gì chúng ta mong đợi.

Có lẽ bạn đã từng nghe “Mọi người không rời đi vì công việc tệ, họ nghỉ việc vì sếp không tốt.”. Marcus Buckingham cũng từng nói rằng: “Cái chúng ta rời bỏ là sếp của mình chứ không phải công ty đó”. Tuy nhiên, có nhiều sự thật cần “mổ xẻ” đằng sau câu nói đó.

Lợi ích của sự công nhận

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy xung quanh mình, ít nhất một minh chứng rằng họ nghỉ việc không phải vì lương thấp và là vì họ cảm thấy bản thân bị đánh giá thấp. Đáng buồn thay, đây là vấn đề mà nhiều nhà quản lý gặp phải. Họ nghĩ rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi trả một khoản tiền lương tốt cho nhân viên, nhưng thực chất điều đó là chưa đủ nếu bạn thực sự muốn nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả.

Tất cả các “ông chủ” tuyệt vời đều biết rằng nhân viên của họ cần được cảm thấy tự hào, cảm thấy bản thân được đánh giá cao. Không có gì tốt hơn việc thường xuyên ủng hộ và động viên cấp dưới của mình. Nghiên cứu cho thấy bạn cần phải khen ngợi ít nhất là gấp ba lần những lời chỉ trích để giữ cho nhân viên của bạn hạnh phúc. Thay vì ngay lập tức đưa ra lời chỉ trích, hãy chỉ ra một số điểm tuyệt vời mà bạn nhìn thấy được ở những việc nhân viên bạn đang làm, sau đó hãy từ từ phê bình những điểm chưa tốt.

Điều này không chỉ củng cố sự tích cực của nhân viên mà còn khuyến khích những nhân viên khác hành động. Sự đánh giá cao cùng với phần thưởng khuyến khích là một động lực tuyệt vời và thúc đẩy năng suất làm việc. Ngay cả nhân viên “chậm chạp” nhất cũng sẽ làm việc hết khả năng nếu họ biết rằng nỗ lực của họ được đánh giá cao.

Cách để bạn khích lệ nhân viên

Đôi khi những hành động khích lệ không cần phải đến từ tiền bạc, hiện kim. Sau đây là một vài cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Xử phạt riêng tư, khen ngợi trước đám đông. Động viên và khen ngợi nhân viên đúng lúc và đúng tình huống sẽ mang lại hiệu quả mạnh mẽ.
  • Một lời cảm ơn cụ thể và nêu ra các thành tích mà nhân viên đã làm được.
  • Ghi nhận sự đóng góp trong các cuộc họp
  • Nhớ gửi mail kèm “CC” các quản lý, trưởng nhóm của nhân viên đó. “Đừng nói riêng với tôi. Hãy nói với sếp của tôi nữa.” – đó là những điều họ muốn nói.
  • Mời một bữa sáng hoặc bữa trưa bất ngờ.
  • Một món quà có liên quan, thậm chí là những món có thể giúp ích công việc hiện tại.
  • Chút thời gian nghỉ ngơi.

Hãy “nâng tầm” lời cảm ơn. Việc nói “Cảm ơn” sẽ mang lại điều tích cực nhưng nó còn hiệu quả hơn nữa nếu bạn có thể làm cho nhân viên cảm thấy bạn thực sự cảm kích họ. Hãy là một nhà lãnh đạo thực sự quan tâm đến nhân viên, thay vì những lời cảm ơn đơn thuần thì hãy nói:

  • Bạn đã làm rất tốt
  • Thành tích bạn đạt được rất tốt
  • Tôi có thể hỗ trợ cho bạn không?
  • Quan điểm của bạn về vấn đề này là gì?

“Hầu hết mọi người đều làm việc vì tiền nhưng hãy đi xa hơn, mọi người còn muốn được công nhận và khen ngợi” – Dale Carnegie

Hai trong số những mong muốn cơ bản nhất của con người là công nhận và đánh giá cao – chúng ta cần cảm thấy mình quan trọng. Mọi người muốn được người khác đánh giá cao, tôn trọng. Đôi khi những việc nhỏ chúng ta làm lại quan trọng nhất. Chờ đợi quá lâu để được ghi nhận những nỗ lực (thưởng quý, thưởng năm,…) có thể thể khiến nhân viên cảm giác bị “bí bách”. Đôi khi thứ nhân viên thực sự cần không phải là được trả lương cao hơn mà còn là những sự quan tâm nhỏ nhặt thường ngày. Nếu không, hoặc họ sẽ rời đi hoặc họ sẽ khiến chất lượng công việc bị giảm sút (công việc bị lỗi, dịch vụ khác hàng kém, năng suất làm việc giảm)

Kết lại

Hãy chọn cách nhìn thấy những điều tốt nhất ở những người khác. Hãy chọn xem những ưu điểm ở nhân viên. Hãy cho họ biết những điều tuyệt vời từ kết quả mà họ đạt được. Phát huy được sức mạnh, ưu điểm của đội nhóm, bạn và nhóm của bạn sẽ là người chiến thắng.

Nguồn tham khảo

Bình luận ( 0 bình luận )

Không có bình luận nào.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*