3 cách dễ dàng để hoàn thành nhiều việc hơn mà không bị kiệt sức

Các phương tiện truyền thông, các bộ phim, anime, truyện, tiểu thuyết, sách,… nói về những cá nhân cố gắng, nỗ lực để đạt được mục đích sau cùng. Thế giới cho chúng ta một phương trình đơn giản: Làm Việc Chăm chỉ = Thành Công. Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc viết lại công thức này.

Rất nhiều người trong chúng ta được dạy từ nhỏ rằng càng làm việc chăm chỉ, chúng ta sẽ càng gặt hái được nhiều thành công. Kết quả là gì? Chúng ta lên kế hoạch cho những ngày tháng làm việc dai dẳng. Những công việc đến tối khuya, những ngày cuối tuần bận rộn. Chúng ta trả lời tin nhắn, điện thoại và email bất kể ngày hay đêm – tất cả chỉ đều là vì mục đích “thành công”.

Cách tiếp cận này dần được chứng minh rằng nó không bền vững, và không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nói vậy không có nghĩa là làm việc chăm chỉ là không tốt. Chắc chắn, chăm chỉ là một trong những đức tính quan trọng nhất không chỉ ở môi trường công sở mà còn ở mọi mặt của cuộc sống.

Tất cả chúng ta đều được truyền cảm hứng từ những người kiên trì và thành công bằng cách hoàn thành rất nhiều công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Rõ ràng với nhau là chúng ta có thể đạt được thành công theo cách này, nhưng nếu chỉ dựa vào sự chăm chỉ thôi thì đó chínhg là công thức dẫn đến “sự kiệt sức” chứ không phải thành công.

Dưới đây là ba điều mà bạn có thể làm bên cạnh sự chăm chỉ để giúp bạn đạt được những mục tiêu và tránh kiệt sức.

1. Dễ không có nghĩa là lười biếng

Điều đầu tiên để bạn có thể hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn đó là đảo ngược lại suy nghĩ của bạn: Điều quan trọng nhất không nhất thiết phải là điều khó đạt được nhất.

Điều đó có nghĩa là gì? Bản năng đầu tiên của bạn thường mặc định rằng khi chúng ta hoàn thành một điều gì đó rất quan trọng, chúng ta khẳng định là nó đã tốn nhiều “mồ hôi xương máu”. Chúng ta thường nói rằng những thành tựu to lớn rất khó đạt được. Trong xã hội ngày nay, chúng ta khen ngợi sự chăm chỉ và chỉ trích sự lười biếng. Nhưng thật sự thì tìm ra cách đơn giản hơn để đạt được kết quả tương tự không phải là lười biếng, mà là thông minh.

Thay vì hỏi “tại sao vấn đề này lại khó khăn như vậy?” hay “có cách nào dễ hơn không?” thì chúng ta lại lao vào giải quyết vấn đề bằng cảm tính và cố gắng làm chăm chỉ nhất có thể. Tuy nhiên, bây giờ khi gặp một vấn đề gì, bạn hãy thử đặt 2 câu hỏi này:

  1. Tìm lại các công việc đã hoàn thành xem có thể sử dụng lại nó không?
  2. Có ai khác đã gặp vấn đề này chưa?

Tin mình đi, trong nhiều trường hợp bạn chắc chắn sẽ thấy vấn đề đơn giản hơn nhiều đấy!

Khi thay đổi suy nghĩ, câu hỏi trong bộ não của bạn sẽ thay đổi từ “Làm thế nào để có thể khiến nó khó khăn hơn mức cần thiết?” thành “Làm thế nào để tôi có thể giải quyết công việc nhanh hơn?”

2. Loại bỏ các bước dư thừa

Bạn có thường làm mọi thứ trở nên khó hơn mức cần thiết không? Khi bạn không thể nghĩ ra cách nào để làm một vấn đề gì đó dễ dàng hơn, hãy xoay chuyển suy nghĩ của bạn để bắt đầu từ con số không. Lấy ví dụ:

Một nhà thiết kế sản phẩm trong team Apple chịu trách nhiệm phát triển phần mềm ghi đĩa DVD. Tuy nhiên thời đó, việc sử dụng phần mềm để ghi lên đĩa DVD là rất phức tạp. Steve Jobs khẳng định ứng dụng này phải đơn giản để khách hàng dễ sử dụng. Chúng tôi sau thời gian nghiên cứu đã đến gặp Jobs để trình bày ý tưởng cách đơn giản hoá phần mềm hiện tại thì Steve Jobs tiến đến cái bảng trong phòng họp và vẽ ra một hình chữ nhật rồi nói “Đây là ứng dụng mới. Nó có một cái cửa sổ. Bạn kéo video vào đó rồi nhất nút BURN. Xong!”. Đó chính xác là những gì chúng ta sẽ làm.

Khoảnh khắc đó, cả nhóm đã phải thốt lên “À há” và cách Jobs tư duy là chúng ta sẽ không phải cải tiến một ứng dụng đã cũ làm gì cho phức tạp. Thay vì đó, bắt đầu từ con số 0, làm hẳn một ứng dụng hoàn toàn mới. Đó là cách mà Steve Jobs đã giảm thiểu nỗ lực và tìm ra số bước tối thiểu để đạt được kết quả mong muốn.

Chúng ta thường phức tạp hóa các nhiệm vụ và dự án một cách vô thức. Hãy cố loại bỏ các bước không cần thiết. Trong trường hợp quy trình đó đã quá phức tạp, hãy thử bắt đầu lại từ con số 0, tự hỏi bản thân rằng “Có cách nào khác để hoàn thành việc này nhanh hơn không?”

3. Tạo không gian để sống và làm việc: To-do List

Nếu con đường thành công là một trò chơi, việc bạn không có một ranh giới giữa Công việc – Cuộc sống và bạn để công việc chiếm hết thời gian, có thể (chỉ là có thể) bạn sẽ hoàn thành trò chơi đấy, nhưng bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Ranh giới giữa cuộc sống và làm việc chính là điều kiện tối quan trọng trong cuộc chơi này. Ranh giới đấy sẽ cho bạn cơ hội nạp lại năng lượng, giải toả căng thẳng và sáng tạo ra những giải pháp, ý tưởng bất ngờ. Ranh giới làm cho cuộc sống bạn trở nên màu sắc hơn, phong phú hơn, đáng sống hơn và cũng cho bạn cơ hội để bảo vệ những thứ mà bạn coi trọng nhất.

Nhiều người nghĩ rằng làm việc remote giúp chúng ta có nhiều thời gian cho cuộc sống hơn, nhưng thực tế nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc làm online lại khiến ranh giới công việc và cuộc sống mà chúng ta đã “vạch ra” trước đây đã bị xoá nhoà. Chúng ta bị cuốn vào vòng quay: ăn – cắm đầu chạy deadline – ngủ rồi lặp lại.

Danh sách To-do List hay “công việc cần thoàn thành trong ngày” là bước đi đầu tiên để thiết lập lại ranh giới này. Theo gợi ý thì danh sách nên bao gồm 3-6 mục mà bạn có thể hoàn thành trọn vẹn trong một ngày. Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng, ưu tiên thực hiện trước. Và khi hoàn thành hết các việc trong danh sách, bạn có thể hô to “XONG” và mạnh dạn tắt các ứng dụng công việc. Không “lén lút” đọc mail, trả lời mail hay làm thêm “chút xíu” việc của ngày mai.

Tự thưởng cho bản thân thức gì đó bạn thích. Xem một bộ phim, đọc một cuốn sách, đến một địa điểm vui chơi nào đó hoặc dành thời gian cho gia đình, bạn bè. Ngày qua ngày, những hoạt động này dần trở thành “nghi thức” thư giãn và mang lại cho sự hạnh phúc.

Viết ra danh sách công việc cũng sẽ giúp bạn có động lực hơn và khai thác tiềm năng của bản thân.

Kết luận

Hãy viết lại công thức thành công cho riêng bạn. Thay vì thúc đẩy bản thân ngày càng làm nhiều hơn, “cày” nhiều việc hơn để đạt được kết quả mong muốn, hãy học cách thực hiện từng công việc một cách dễ dàng hơn. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đạt được mục tiêu thực sự mà không bị kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đến một lúc nào đó, một độ tuổi nào đó, chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng sức khoẻ là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng một sự nghiệp thành công.

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*