6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Cho dù bạn làm ở vị trí ngành nghề, công việc nào thì việc đặt ra mục tiêu đóng vai trò quan trọng cho con đường phát triển nghề nghiệp của bạn. Bằng cách đặt ra mục tiêu, bạn sẽ biết mình đang làm gì và hướng đến cái gì.

Tuy nhiên, chỉ cần đặt ra mục tiêu và “cảm thấy” quyết tâm cùng với ngọn lửa rực cháy hừng hực… cũng chưa đủ. Bạn cần phải hành động! Xác định những bước bạn cần phải thực hiện để tăng cơ hội thành công như: viết mục tiêu ra giấy hoặc chia sẻ những điều đạt được với bạn bè.

Theo một nghiên cứu của Đại học Dominicana, chỉ 43% người tham gia khảo sát đạt được mục tiêu khi họ không viết chúng ra, trong khi đến 76% người hoàn thành được mục tiêu khi họ viết chúng ra, lập kế hoạch thực hiện và chia sẻ với bạn bè của họ.

Những hành động tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại tác động lớn đến khả năng hoàn thành mục tiêu và xây dựng sự nghiệp của chính bạn.

1. Suy ngẫm về những gì bạn muốn

Không thể đặt mục tiêu nghề nghiệp nếu bạn không biết mình muốn gì. Theo Michele Dye, huấn luyện viên nghề nghiệp và người sáng lập của Dyenamic Career Goals, tìm sở thích và hiểu đam mê của chính mình có thể giúp bạn xác định được mục tiêu của mình, và đó là những bước đầu tiên để làm rõ những mục tiêu của đời mình.

Bước đầu tiên, bạn hãy cố gắng thấu hiểu về tính cách của chính mình, loại công việc mà bạn quan tâm và môi trường bạn thích nhất. Các bài kiểm tra tính cách như Myers-Briggs, Big Five và Enneagram có thể là những công cụ hữu ích để khám phá sở thích của bạn. Khi bạn đã hiểu sâu hơn về con người của mình và những gì bạn đang tìm kiếm, bạn sẽ có thể bắt đầu nghiên cứu các công việc phù hợp với mình.

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Suy ngẫm về những gì bạn muốn

2. Xác định giá trị cốt lõi của bạn

Naomi Rothwell-Boyd, người sáng lập công ty phát triển sự nghiệp Tribe and Seek, cho biết: “Giá trị cốt lõi của bạn là những điều quan trọng nhất đối với cuộc đời bạn. Khi bạn cần đưa ra một quyết định gì đó mang tính ‘trọng đại’ thì giá trị cốt lõi là thứ bạn luôn cần xem xét tới.”

“Một khi bạn đã hiểu rõ về các giá trị cốt lõi của mình, bạn có thể dựa vào chúng để định hướng các quyết định nghề nghiệp của mình,” Rothwell-Boyd nói.

3. Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn

Bạn có thể bị mất động lực hoặc chán nản nếu không chia mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn. Tại sao vậy? Vì những mục tiêu dài hạn thường cần rất nhiều thời gian và nguồn lực để hoàn thành. Khi bước vào các thời điểm khó khăn hoặc khi nhìn thấy mục tiêu vẫn còn quá xa, bạn sẽ dễ dàng bị nản lòng.

Chính vì vậy, hãy chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu ngắn hơn. Bạn sẽ nhìn thấy được những cái đích gần hơn và từ đó sẽ có động lực phấn đấu hơn. Đó là chưa kể đến việc những mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn tránh bị lệch phương hướng khi “đi một chặng đường dài”.

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn

4. Viết ra các mục tiêu của bạn

Viết ra các mục tiêu của bạn là bước đầu tiên để tăng khả năng hoàn thành chúng. Nghiên cứu của Đại học Dominicana cho thấy rằng nếu bạn thêm các bước hành động vào những mục tiêu đó và chia sẻ mục tiêu của mình với bạn bè hoặc mọi người xung quanh, cơ hội đạt được mục tiêu của bạn sẽ tăng lên 56%.

Đưa ra những bước hành động thiết thực mỗi ngày sẽ có thể biến giấc mơ “to lớn” của bạn thành từng bước “nhỏ bé” mỗi ngày.

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Viết ra các mục tiêu của bạn

5. Đặt mục tiêu SMART

Nguyên tắc SMART có thể giúp bạn thiết lập các mục tiêu hiệu quả hơn. “SMART” là viết tắt của:

  • Specific: Cụ thể
  • Measurable: Đo lường được
  • Achievable: Khả thi
  • Relevant: Liên quan
  • Time-bound: Thời gian cụ thể

Bằng cách tuân theo các bước này, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả và tránh những sai lầm khi lập mục tiêu. Hai sai lầm dễ gặp nhất khi thiết lập mục tiêu là “không thể đo lường được” hoặc “không có thời hạn”. Hai sai lầm này thường bắt đầu từ việc bạn không kiểm tra và theo dõi quá trình của mình. Bạn cần thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của bản thân và đây là bước mà rất nhiều người bỏ quên.

Nếu bạn không theo dõi sự tiến bộ của mình, bạn sẽ không biết hành động nào đang mang lại hiệu quả và điều gì không. Điều quan trọng là bạn cần phải biết để có thể đưa ra các điều chỉnh cần. Nếu bạn chưa quen với việc này, hãy thử viết ra những gì bạn đã đạt được và những gì chưa hoàn thành vào mỗi tuần, từ đó cố gắng duy trì những điều tốt và tìm nguyên nhân cũng như khắc phục những điểm chưa tốt.

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Đặt mục tiêu SMART

6. Nâng cấp kỹ năng của bạn

Một trong những cách hay nhất để “thu hẹp” khoảng cách giữa vị trí công việc hiện tại và vị trí “trong mơ” của bạn, đó chính là học những kỹ năng mới. Một số người chọn cách học lên cao học hoặc học thêm văn bằng 2. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải “bắt đầu lại từ đầu” như vậy, chúng ta có thể học những khoá học ngắn hạn, trung hạn hay cả những khoá học online để trau dồi và nâng cấp bộ kỹ năng của mình.

Câu hỏi là: Bạn cần chọn những khoá học nào?

Nếu có thể, bạn hãy chọn học những kỹ năng “có thể chuyển giao” hay còn được gọi là “kỹ năng di động” – là những kiến thức, kỹ năng có thể được chuyển từ công việc này sang công việc khác. Kỹ năng giao tiếp là một ví dụ, với khả năng giao tiếp tốt bạn gần như sẽ “có giá trị” ở bất kỳ lĩnh vực nào.

6 bước giúp bạn tiến gần hơn với những mục tiêu sự nghiệp

Nâng cấp kỹ năng của bạn

Một số ví dụ khác về kỹ năng di động:

  • Giải quyết vấn đề
  • Quản lý thời gian
  • Truyền đạt thông tin
  • Tổ chức, lập kế hoạch

Hoàn thành những gợi ý trên sẽ không đảm bảo cho bạn một kết quả “như mơ” ngay lập tức, nhưng Synnex FPT tin nó sẽ giúp bạn bước những bước tiến dài trên con đường sự nghiệp mơ ước của bạn đấy.

Bình luận ( 0 bình luận )

Không có bình luận nào.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*