Cách Bill Gates tránh tình trạng kiệt sức trong công việc

Dù ở bất kỳ ngành nghề nào thì luôn có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, bất an, đó không phải là điều gì lạ lùng khi cụm từ “kiệt sức” nơi công sở là một hiện tượng nghề nghiệp được WHO công nhận.

Bill Gates hiện nay đã thôi giữ chức vụ tại Microsoft và tập trung vào các hoạt động từ thiện. Ở tuổi 66, ông có lẽ không lo lắng hay căng thẳng về công việc – tình trạng mà chúng ta gọi là “kiệt sức”. Tuy nhiên, 28 năm trước khi còn là nhà điều hành Microsoft, Gates đã có những “bí quyết” nghe chừng thật vô lý để vượt qua những thời điểm căng thẳng nhất.

Có nhiều ý kiến về cách xử lý căng thẳng trong công việc nhưng chưa có ý kiến nào giống như của Biil Gates đã nêu ra trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình (buổi phỏng vấn được thực hiện lúc Bill Gates chỉ mới 28 tuổi). Theo Bill Gates, không làm việc theo vòng lặp là bí quyết để người lao động tránh mắc phải hội chứng kiệt sức.

Cụ thể, khi được hỏi về quãng thời gian dài làm việc và liệu ông có từng bị stress hay kiệt sức không, ông đã trả lời rằng “Không” và đây là lý do của ông:

“Chúng tôi không làm một việc suốt cả ngày. Chúng tôi đi vào văn phòng và nghĩ về các phần mềm mới. Chúng tôi cùng nhau tham gia những cuộc họp, ra ngoài quan sát người dùng và nói chuyện với khách hàng.

Bill Gates chia sẻ cách tránh ‘hội chứng kiệt sức’ trong một buổi phỏng vấn lúc ông chỉ 28 tuổi

Đa dạng trong công việc, tìm kiếm những thử thách mới có phải là giải pháp?

Như đã trả lời lúc phỏng vấn, Bill Gates cho rằng công việc của ông không khiến ông cảm thấy mệt mỏi vì nó có sự đa dạng và khiến ông năng động hơn. Đó mấu chốt giúp Gates trải qua những năm tháng làm việc liên tục và tránh khỏi. Tuy nhiên cũng phải kể đến tính chất công ty Microsoft rất ưu tiên sự thoải mái, sôi nổi, sáng tạo và không phải ai cũng được làm việc trong những môi trường như vậy

Còn những cách nào để tránh kiệt sức?

Trường hợp của Bill Gates có thể xem là cá biệt khi ông làm việc trong môi trường sẵn sàng cho sự sôi nổi và sáng tạo, chưa kể đến vị thế của ông cũng cho phép ông làm việc tự do, không theo vòng lặp và thử thách bản thân ở nhiều dự án mới. Vậy, với những người lao động phổ thông hơn như chúng ta, làm cách nào để giải quyết hội chứng này?

Giáo sư tâm lý học tại Đại học California – Christina Maslach đã tạo ra một công cụ được sử dụng rộng rãi để đo lường tình trạng kiệt sức của người dùng (tên gọi là Maslach Burnout Inventory). Phép đo này xem xét 3 dấu hiệu chính của chứng kiệt sức bao gồm sự kiệt quệ, mất động lực và hiệu suất làm việc. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này và không thể tránh khỏi những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Hợp tác làm việc với đồng nghiệp thay vì giải quyết vấn đề một mình
  • Giảm tiếng ồn nơi làm việc
  • Tăng cường ánh sáng tự nhiên
  • Thường xuyên giao tiếp (thậm chí là “tám” chuyện chút ít) với đồng nghiệp
  • Ngủ đủ giấc và nên có một giấc ngủ trưa ngắn
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, ngồi thiền

Kết lại

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa hội chứng kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng mãn tính nơi làm việc mà người lao động không thể khống chế. Ngoài việc ảnh hướng đến năng suất làm việc, tình trạng này khiến “bệnh nhân” kéo dài cảm giác căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, một số người có thể chịu đựng tốt hơn người khác.

Theo nghiên cứu của The American Institute of Stress, 83% người lao động tại Mỹ phải chịu một hoặc một số loại căng thẳng liên quan đến công việc. Đây là lý do khiến một triệu người nghỉ việc mỗi ngày. Tình trạng dịch Covid-19 cũng khiến tình trạng này tăng thêm do khi làm việc tại nhà (work from home) thì ranh giới giữa công việc và cuộc sống gia đình dần bị xoá nhoà.

Bình luận ( 0 bình luận )

Không có bình luận nào.

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*