Lựa chọn thế nào khi bạn nhận được nhiều lời mời phỏng vấn? Hãy tránh những sai lầm này!

Lựa chọn thế nào khi bạn nhận được nhiều lời mời phỏng vấn? Hãy tránh những sai lầm này!

Thị trường việc làm vẫn rất “nóng” bất chấp lo ngại về suy thái kinh tế, và những người tìm việc tiếp tục thể hiện sự tự tin vào khả năng tìm việc của mình.

“Tôi khá thường xuyên nhận được câu hỏi này từ các sinh viên của mình… làm thế nào để đưa ra sự lựa chọn khi nhận được nhiều lời mời phỏng vấn?” Olivier Sibony, giáo sư chiến lược tại HEC Paris cho biết.

Nhưng khi các ứng cử viên nhận thấy mình đang “nắm quyền” cũng là lúc “sai lầm có thể xảy ra nhất”. Lúc này, họ cho phép bản thân đưa ra quyết định mang tính cảm xúc khi ứng viên đang nhận được rất ít thông tin, anh chia sẻ.  Đó còn được gọi là “hiệu ứng lan toả” (Halo Effect), khi mà doanh nghiệp đang gây ấn tượng với ấn viên.

Hiệu ứng lan toả (Halo Effect)

Hiệu ứng lan toả (Halo Effect)

Ví dụ: Nếu trong lần đầu tiếp xúc với đại diện công ty (thường là nhà tuyển dụng) và bạn cảm thấy ấn tượng tích cực thì những câu hỏi sau đó bạn có thể sẽ hỏi những câu mà sẽ “hỗ trợ cho nhận định ban đầu đó”.

“Đối với tất cả các câu hỏi bạn đặt ra, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời thỏa mãn và bạn sẽ chỉ hỏi những câu hỏi xác nhận ấn tượng tích cực ban đầu của bạn,” anh ấy nói thêm. “Do đó, bạn sẽ không đặt những câu hỏi “hóc búa” hơn, những câu hỏi thực sự sẽ giúp bạn đánh giá chính xác công ty này.”

Vậy thì làm sao để tránh sai lầm này?

1. Hỏi những câu hỏi tương tự

Để tránh bị “hiệu ứng lan tỏa”, bạn nên đặt cùng một câu hỏi giống nhau cho mọi công ty. Và rồi dù bạn có đặc cùng một câu hỏi thì độ tin cậy của thông tin bạn nhận được cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Tốt nhất, bạn nên đánh giá câu trả lời dựa trên các nguồn thông tin khác như các web đánh giá công ty, group facebook, LinkedIn hay bất kỳ nguồn trung gian nào khác thay tin hoàn toàn vào nhà tuyển dụng – người khó đưa cho bạn một câu trả lời hoàn toàn chính xác (và trung thực).

Hỏi những câu hỏi tương tự

Hỏi những câu hỏi tương tự

2. Nghiên cứu và tìm hiểu trước

Bạn nên hoàn thành bảng danh sách những tiêu chí, yêu cầu mà bạn cần ở công việc mới.

“Thông thường thì mọi người không phù hợp với một công việc là bởi vì họ đã không “làm đúng ngay từ đầu” mà cụ thể là đặt những câu hỏi phù hợp.” Sibony cho biết.

Ngoài danh sách những tiêu chí, bạn có thể lập thêm danh sách những dấu hiệu cho thấy một tương lai “không khả quan” (redflag) mà mình cần tránh. Tác giả của của cuốn sách “You’re About to Make a Terrible Mistake!” – Olivier Sibony đã gợi ý một cách để làm điều đó là: Hãy nói chuyện với 5 người bạn đã nghỉ việc gần đây và hỏi họ về những điều họ ghét ở công việc cũ.

Sau đó hãy tự hỏi bản thân rằng những “tín hiệu nguy hiểm” (redflag) đó được biểu hiện như thế nào để chúng ta có thể nhận biết và… “né”.

Nghiên cứu và tìm hiểu trước

Nghiên cứu và tìm hiểu trước

3. Các đồng nghiệp (sắp tới) của bạn có hạnh phúc không?

Bên cạnh việc trò chuyện với bạn bè, bạn cũng nên trò chuyện với những người “có thể” trở thành đồng nghiệp của mình, Sibony cho biết. “Bạn có thể nghĩ rằng bạn đã có rất nhiều thông tin… nhưng họ là người trong cuộc, họ chắc chắn có nhiều hơn bạn.”

Anh nói thêm rằng các ứng cử viên có thể phớt lờ những “tín hiệu nguy hiểm”, vì nghĩ rằng họ “khác biệt” hoặc “độc nhất”.

“Nhưng thực tế thì bạn ít khác biệt hơn bạn nghĩ! Yếu tố dự đoán tốt nhất về mức độ hạnh phúc của bạn khi có một công việc là mức độ hạnh phúc của những đồng nghiệp khác trong cùng đội nhóm.”

Sibony nói: “Nếu họ không vui, thì rất có khả năng bạn cũng sẽ không vui.”

Các đồng nghiệp (sắp tới) của bạn có hạnh phúc không?

Các đồng nghiệp (sắp tới) của bạn có hạnh phúc không?

4. Biết điều gì quan trọng với bạn 

Một lý do khác khiến bạn nhận một công việc không phù hợp là vì “họ thực sự không biết điều gì quan trọng đối với họ.”

“Khi bắt đầu một công việc mới, bạn không chỉ cần tìm hiểu về văn hoá công ty mà còn là cơ hội để bạn hiểu thêm về chính bản thân mình.” Ngay cả khi bạn đã chuẩn bị tốt nhất, vẫn có rủi ro sẽ có những điều bất ngờ tồi tệ sau khi bạn bắt đầu một công việc mới.

“Tôi nhớ đã có cuộc trò chuyện với một sinh viên cũ của tôi và em ấy nói rằng em ấy đang cảm thấy rất chán nản và xa lánh vì mọi người đang làm việc ở nhà, trong khi em ấy rất muốn mọi người đến văn phòng làm việc cùng nhau.” Sibony nói, “Tôi đã hỏi em ấy rằng em có đề cập đến vấn đề này trong buổi phỏng vấn không?” và em ấy trả lời là “Không, bởi vì em không nghĩ đó là điều quan trọng.”

Đây là lý do tại sao Sibony khuyến khích người tìm việc nên coi mọi công việc mới như một cơ hội học tập – không chỉ để tìm hiểu về công việc mà còn là chính bản thân mình, biết mình thích gì, cần gì và điều gì là quan trọng.

Bạn không thực sự biết mình là ai cho đến khi bạn gặp gỡ nhiều người và trải qua nhiều tình huống khác nhau trên con đường sự nghiệp.

Biết điều gì quan trọng với bạn 

Biết điều gì quan trọng với bạn

Bình luận ( 0 bình luận )

Bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*
*